Tuần qua, sân bay Nội Bài đón tiếp nhiều chuyến bay của máy bay vận tải C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ đang thực thi nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, xe cộ, máy bay cung ứng cho chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam. Ảnh: C-17 trong một lần tới Nội Bài năm 2010.Theo các nguồn tin, siêu cơ C-17 trong tuần qua đã không vận các xe bọc thép Cadillac One và trực thăng Marine One tới Nội Bài chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, trong những ngày tới, C-17 tiếp tục đưa thêm hàng trăm nhân viên mật vụ, phục vụ cùng nhiều hàng hóa khác tới Việt Nam.C-17 hiện là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới, lớn thứ 2 trong Không quân Mỹ. Nó được thiết kế cho vai trò không vận chiến lược, chở binh sĩ và hàng hóa đi khắp năm châu. Ảnh: C-17 cất cánh từ một sân bay của Việt Nam.Chương trình phát triển C-17 được khởi động từ cuối những năm 1980, bay thử lần đầu tiên ngày 15/9/1991 và chính thức biên chế từ tháng 1/1995. Ảnh: Nguyên mẫu YC-15 của chương trình phát triển C-17.Dây chuyền sản xuất C-17 hoạt động từ năm 1991-2017 với 279 chiếc được chế tạo, đơn giá một chiếc lên đến 218 triệu USD. Trong đó, Không quân Mỹ sở hữu số lượng đông đảo nhất, lên tới 223 chiếc C-17, số còn lại được xuất khẩu tới vài nước đồng minh.Sức mạnh không vận của máy bay vận tải C-17 là ghê gớm vô cùng, nó có khả năng chở 134 lính bộ binh với việc bố trí thêm các ghế ngồi trong khoang hàng......hoặc 102 lính dù......hoặc một xe tăng M1 Abrams hoặc 3 xe bọc thép chở quân Stryker hoặc 6 xe bọc thép M1117. Nó cũng có thể không vận các khí tài hạng nặng do nhiều nước sản xuất. Ảnh: Siêu pháo tự hành Pzh 2000 của Đức trong khoang C-17.Nó có thể làm nhiệm vụ tải thương với khả năng chuyên chở 36 giường bệnh, 54 thương binh cùng các nhân viên y tế.Khoang hàng của máy bay vận tải C-17 dài 26,82m, rộng 5,49m và cao 3,76m, tổng tải trọng hàng hóa lên tới 77,5 tấn ngang ngửa vận tải cơ Il-76 của Nga.Vận tải cơ C-17 có kích cỡ rất lớn với chiều dài 53m, cao 16,8m, sải cánh 51,75m, trọng lượng rỗng 128,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 265,35 tấn.Để nâng cả "con quái vật" này lên bầu trời, Tập đoàn Boeing đã trang bị cho C-17 4 động cơ turbofan F117-PW-100 với lực đẩy 180kN/chiếc cho tốc độ hành trình 830km/h, tầm bay với lính dù lên đến 10.390km, trần bay 13,1km.Vận hành máy bay vận tải C-17 chỉ cần kíp lái 3-5 người.Việc phải không vận khắp toàn cầu, tới nhiều vùng chiến sự buộc Boeing trang bị cho C-17 một số hệ thống chống tên lửa, đặc biệt là tên lửa vác vai. Đã xảy ra vài vụ tấn công bằng tên lửa khi chiếc máy bay này hoạt động ở Afghanistan, Iraq. Ảnh: thiết bị cảm biến cảnh báo tín hiệu laser trên C-17.C-17 phóng mồi bẫy nhiệt đánh lạc hướng tên lửa đối phương.
Tuần qua, sân bay Nội Bài đón tiếp nhiều chuyến bay của máy bay vận tải C-17 Globemaster III của Không quân Mỹ đang thực thi nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, xe cộ, máy bay cung ứng cho chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam. Ảnh: C-17 trong một lần tới Nội Bài năm 2010.
Theo các nguồn tin, siêu cơ C-17 trong tuần qua đã không vận các xe bọc thép Cadillac One và trực thăng Marine One tới Nội Bài chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, trong những ngày tới, C-17 tiếp tục đưa thêm hàng trăm nhân viên mật vụ, phục vụ cùng nhiều hàng hóa khác tới Việt Nam.
C-17 hiện là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới, lớn thứ 2 trong Không quân Mỹ. Nó được thiết kế cho vai trò không vận chiến lược, chở binh sĩ và hàng hóa đi khắp năm châu. Ảnh: C-17 cất cánh từ một sân bay của Việt Nam.
Chương trình phát triển C-17 được khởi động từ cuối những năm 1980, bay thử lần đầu tiên ngày 15/9/1991 và chính thức biên chế từ tháng 1/1995. Ảnh: Nguyên mẫu YC-15 của chương trình phát triển C-17.
Dây chuyền sản xuất C-17 hoạt động từ năm 1991-2017 với 279 chiếc được chế tạo, đơn giá một chiếc lên đến 218 triệu USD. Trong đó, Không quân Mỹ sở hữu số lượng đông đảo nhất, lên tới 223 chiếc C-17, số còn lại được xuất khẩu tới vài nước đồng minh.
Sức mạnh không vận của máy bay vận tải C-17 là ghê gớm vô cùng, nó có khả năng chở 134 lính bộ binh với việc bố trí thêm các ghế ngồi trong khoang hàng...
...hoặc 102 lính dù...
...hoặc một xe tăng M1 Abrams hoặc 3 xe bọc thép chở quân Stryker hoặc 6 xe bọc thép M1117. Nó cũng có thể không vận các khí tài hạng nặng do nhiều nước sản xuất. Ảnh: Siêu pháo tự hành Pzh 2000 của Đức trong khoang C-17.
Nó có thể làm nhiệm vụ tải thương với khả năng chuyên chở 36 giường bệnh, 54 thương binh cùng các nhân viên y tế.
Khoang hàng của máy bay vận tải C-17 dài 26,82m, rộng 5,49m và cao 3,76m, tổng tải trọng hàng hóa lên tới 77,5 tấn ngang ngửa vận tải cơ Il-76 của Nga.
Vận tải cơ C-17 có kích cỡ rất lớn với chiều dài 53m, cao 16,8m, sải cánh 51,75m, trọng lượng rỗng 128,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 265,35 tấn.
Để nâng cả "con quái vật" này lên bầu trời, Tập đoàn Boeing đã trang bị cho C-17 4 động cơ turbofan F117-PW-100 với lực đẩy 180kN/chiếc cho tốc độ hành trình 830km/h, tầm bay với lính dù lên đến 10.390km, trần bay 13,1km.
Vận hành máy bay vận tải C-17 chỉ cần kíp lái 3-5 người.
Việc phải không vận khắp toàn cầu, tới nhiều vùng chiến sự buộc Boeing trang bị cho C-17 một số hệ thống chống tên lửa, đặc biệt là tên lửa vác vai. Đã xảy ra vài vụ tấn công bằng tên lửa khi chiếc máy bay này hoạt động ở Afghanistan, Iraq. Ảnh: thiết bị cảm biến cảnh báo tín hiệu laser trên C-17.
C-17 phóng mồi bẫy nhiệt đánh lạc hướng tên lửa đối phương.