Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin từ quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng và một nguồn tin riêng biệt, quen thuộc trong các cuộc đàm phán với chính phủ cho biết, Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán sơ bộ với Tập đoàn Dassault Aviation của Cộng hòa Pháp để lên kế hoạch mua các máy bay tiêm kích Rafale tối tân. Con số được cho là vào khoảng 12 chiếc.Dassault Rafale là một trong những tiêm kích thế hệ 4 tối tân trên thế giới hiện nay và cũng là một trong những chiến đấu cơ đắt nhất thế giới. Ước tính giá trị của một chiếc Rafale có thể lên tới 136-146 triệu USD tùy biến thể. Trong khi đó, mẫu Su-35 của Nga chỉ có giá khoảng 60-70 triệu USD, hay loại tiêm kích thế hệ 5 như F-35 có giá 122-150 triệu USD.Dẫu rằng có giá đắt khủng khiếp, tuy nhiên “đắt xắt ra miếng”, những công nghệ cảm biến, vũ khí trên Dassault Rafale cũng cực kỳ tối tân. Ví dụ như trên tiêm kích Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp SPECTRA (trong ảnh là các thiết bị thuộc SPECTRA) bảo vệ máy bay trước các mối đe dọa trên không và dưới mặt đất. Sự có mặt của SPECTRA giúp Rafale có thể hoạt động một cách an toàn trên không phận của đối phương mà không phụ thuộc quá nhiều vào các tiêm kích chuyên thực hiện SEAD (áp chế phòng không không quân đối phương).Cảm biến chính của tiêm kích Rafale là radar quét mạng pha điện tử bị động RBE2 do Thales chế tạo. Hãng này tự tin tuyên bố radar RBE2 đạt khả năng nhận thức tình huống cao nhất từ trước đến nay thông qua việc thám sát và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và can thiệp tầm xa, các bản đồ ba chiều thời gian thực cho việc theo dõi mặt đất, và các bản đồ thời gian thực độ phân giải cao mặt đất cho hoa tiêu và ngắm mục tiêu. Với nó, Rafale có khả năng theo dõi 40 mục tiêu và tham chiến 8 mục tiêu cùng lúc.Ngoài radar, trên Rafale còn được trang bị hệ thống cảm biến điện quang học (electro optical system) phía trước (front-sector) hay Optroniques Secteur Frontal (OSF), do Thales có thể hoạt động cả ở tầm sóng nhìn thấy được và sóng hồng ngoại. Với hệ thống này, Rafale có thể phát hiện được cả máy bay tàng hình nhờ tín hiệu hồng ngoại phát ra từ động cơ.Buồng lái của Rafale thuộc loại “nhà kính” hiện đại, màn hình hiển thị HUD trước mặt phi công có khả năng thể hiện dữ liệu 3 chiều tạo lợi thế rất lớn trong việc kiểm soát mục tiêu. Phi công được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu trên kính mũ.Rafale được thiết kế với kiểu cánh tam giác và đây cũng là truyền thống chế tạo máy bay của tập đoàn Dassault. Máy bay được trang bị cánh mũi để tăng khả năng cơ động, thiết kế khí động học thuộc loại không ổn định, sự dao động của máy bay được kiểm soát bởi phần mềm điều khiển bay. Mặc dù không có khả năng tàng hình một cách đầy đủ, nhưng Rafale được đánh giá có diện tích phản hồi radar (RCS) và độ bộc lộ hồng ngoại tương đối thấp.Rafale là một trong những tiêm kích thế hệ 4 mang nhiều vũ khí nhất hiện nay với tổng trọng lượng lên tới 9,5 tấn, lắp trên 14 giá treo ở cánh và thân. Nó có thể triển khai các loại tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải, bom thông minh, bom thông mình, pod tác chiến hỗ trợ...Trong tác chiến không đối không, Rafale sở hữu các tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn và đặc biệt là tên lửa đối không tự dẫn radar chủ động MBDA Meteor có tầm bắn đến hơn 100km.Trong ảnh là bom liệng có động cơ chính xác cao AASM do công ty Sagem Pháp thiết kế cho Dassault Rafale và Mirage 2000. AASM nặng 340kg, trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp GPS/INS hoặc laser đem lại độ chính xác rất cao, tầm bắn 15km hoặc 55km tùy quỹ đạo bay cao - thấp.Vũ khí đối đất đáng sợ nhất của tiêm kích Rafale là tên lửa hành trình SCALP EG với tầm phóng lên 560km, độ cao bay 30-40m, dẫn đường kết hợp nhiều phương thức đem lại độ chính xác cao.Cận cảnh khẩu pháo đối không GIAT 30 cỡ 30mm được trang bị cho Rafale trong các tình huống không chiến tầm cực gần. Tốc độ bắn 2.500 phát/phút, cơ số đạn 125 viên.Một loại pod tác chiến gắn ngoài của tiêm kích Rafale.Đáng tiếc là động cơ Snecma M88-2 của tiêm kích Rafale không có khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều như dòng Su-35 của Nga. Thế nhưng, nó vẫn giúp cho Rafale có khả năng bay siêu hành trình Mach 1,4, tốc độ tối đa 1.912km/h (Mach 1,8), bán kính tác chiến đến 1.800km, vận tốc leo cao 304,8m/s (so sánh với Su-35 là 280m/s).Có thể nói, với tiêm kích đa năng Rafale, KQND Việt Nam sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận, chống máy bay ném bom chiến lược, chống máy bay tàng hình, tấn công tàu chiến đối phương, tấn công mục tiêu mặt đất….
Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin từ quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng và một nguồn tin riêng biệt, quen thuộc trong các cuộc đàm phán với chính phủ cho biết, Việt Nam đã thực hiện các cuộc đàm phán sơ bộ với Tập đoàn Dassault Aviation của Cộng hòa Pháp để lên kế hoạch mua các máy bay tiêm kích Rafale tối tân. Con số được cho là vào khoảng 12 chiếc.
Dassault Rafale là một trong những tiêm kích thế hệ 4 tối tân trên thế giới hiện nay và cũng là một trong những chiến đấu cơ đắt nhất thế giới. Ước tính giá trị của một chiếc Rafale có thể lên tới 136-146 triệu USD tùy biến thể. Trong khi đó, mẫu Su-35 của Nga chỉ có giá khoảng 60-70 triệu USD, hay loại tiêm kích thế hệ 5 như F-35 có giá 122-150 triệu USD.
Dẫu rằng có giá đắt khủng khiếp, tuy nhiên “đắt xắt ra miếng”, những công nghệ cảm biến, vũ khí trên Dassault Rafale cũng cực kỳ tối tân. Ví dụ như trên tiêm kích Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tích hợp SPECTRA (trong ảnh là các thiết bị thuộc SPECTRA) bảo vệ máy bay trước các mối đe dọa trên không và dưới mặt đất. Sự có mặt của SPECTRA giúp Rafale có thể hoạt động một cách an toàn trên không phận của đối phương mà không phụ thuộc quá nhiều vào các tiêm kích chuyên thực hiện SEAD (áp chế phòng không không quân đối phương).
Cảm biến chính của tiêm kích Rafale là radar quét mạng pha điện tử bị động RBE2 do Thales chế tạo. Hãng này tự tin tuyên bố radar RBE2 đạt khả năng nhận thức tình huống cao nhất từ trước đến nay thông qua việc thám sát và theo dõi sớm nhiều mục tiêu trên không cho cận chiến và can thiệp tầm xa, các bản đồ ba chiều thời gian thực cho việc theo dõi mặt đất, và các bản đồ thời gian thực độ phân giải cao mặt đất cho hoa tiêu và ngắm mục tiêu. Với nó, Rafale có khả năng theo dõi 40 mục tiêu và tham chiến 8 mục tiêu cùng lúc.
Ngoài radar, trên Rafale còn được trang bị hệ thống cảm biến điện quang học (electro optical system) phía trước (front-sector) hay Optroniques Secteur Frontal (OSF), do Thales có thể hoạt động cả ở tầm sóng nhìn thấy được và sóng hồng ngoại. Với hệ thống này, Rafale có thể phát hiện được cả máy bay tàng hình nhờ tín hiệu hồng ngoại phát ra từ động cơ.
Buồng lái của Rafale thuộc loại “nhà kính” hiện đại, màn hình hiển thị HUD trước mặt phi công có khả năng thể hiện dữ liệu 3 chiều tạo lợi thế rất lớn trong việc kiểm soát mục tiêu. Phi công được trang bị mũ bay tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu trên kính mũ.
Rafale được thiết kế với kiểu cánh tam giác và đây cũng là truyền thống chế tạo máy bay của tập đoàn Dassault. Máy bay được trang bị cánh mũi để tăng khả năng cơ động, thiết kế khí động học thuộc loại không ổn định, sự dao động của máy bay được kiểm soát bởi phần mềm điều khiển bay. Mặc dù không có khả năng tàng hình một cách đầy đủ, nhưng Rafale được đánh giá có diện tích phản hồi radar (RCS) và độ bộc lộ hồng ngoại tương đối thấp.
Rafale là một trong những tiêm kích thế hệ 4 mang nhiều vũ khí nhất hiện nay với tổng trọng lượng lên tới 9,5 tấn, lắp trên 14 giá treo ở cánh và thân. Nó có thể triển khai các loại tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải, bom thông minh, bom thông mình, pod tác chiến hỗ trợ...
Trong tác chiến không đối không, Rafale sở hữu các tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn và đặc biệt là tên lửa đối không tự dẫn radar chủ động MBDA Meteor có tầm bắn đến hơn 100km.
Trong ảnh là bom liệng có động cơ chính xác cao AASM do công ty Sagem Pháp thiết kế cho Dassault Rafale và Mirage 2000. AASM nặng 340kg, trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp GPS/INS hoặc laser đem lại độ chính xác rất cao, tầm bắn 15km hoặc 55km tùy quỹ đạo bay cao - thấp.
Vũ khí đối đất đáng sợ nhất của tiêm kích Rafale là tên lửa hành trình SCALP EG với tầm phóng lên 560km, độ cao bay 30-40m, dẫn đường kết hợp nhiều phương thức đem lại độ chính xác cao.
Cận cảnh khẩu pháo đối không GIAT 30 cỡ 30mm được trang bị cho Rafale trong các tình huống không chiến tầm cực gần. Tốc độ bắn 2.500 phát/phút, cơ số đạn 125 viên.
Một loại pod tác chiến gắn ngoài của tiêm kích Rafale.
Đáng tiếc là động cơ Snecma M88-2 của tiêm kích Rafale không có khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều như dòng Su-35 của Nga. Thế nhưng, nó vẫn giúp cho Rafale có khả năng bay siêu hành trình Mach 1,4, tốc độ tối đa 1.912km/h (Mach 1,8), bán kính tác chiến đến 1.800km, vận tốc leo cao 304,8m/s (so sánh với Su-35 là 280m/s).
Có thể nói, với tiêm kích đa năng Rafale, KQND Việt Nam sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến chiếm ưu thế trên không, bảo vệ không phận, chống máy bay ném bom chiến lược, chống máy bay tàng hình, tấn công tàu chiến đối phương, tấn công mục tiêu mặt đất….