Theo báo chí nước ngoài, nhằm mục đích thay thế MiG-21 đã hết niên hạn sử dụng, Việt Nam đã có những mối quan tâm lớn tới mẫu tiêm kích JAS-39 Gripen hay Typhoon của châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề giá cả, rào cản công nghệ vũ khí Mỹ trên các máy bay do Thụy Điển hay Đức-Anh sản xuất khiến những phương án này khó có thể trở thành hiện thực. Dẫu vậy, kế hoạch thay thế MiG-21 của Việt Nam vẫn còn lựa chọn sáng gió, đó chính là tiêm kích đa năng MiG-35.MiG-35 (NATO định danh là Fulcrum F) là mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của dòng máy bay MiG danh tiếng một thời. Máy bay được thiết kế với vai trò chính là đánh chặn, phòng không, bảo vệ không phận và khi cần có khả năng tác chiến không đối đất, không đổi hải với vũ khí thông minh. Sức chiến đấu của nó được đánh giá là sánh ngang tiêm kích JAS-39 Gripen, Typhoon hay Rafale, F-15/16.Mặc dù tiêm kích MiG-35 gặp khá nhiều lận đận trên con đường xuất khẩu cũng như là khó có chỗ đứng trong Không quân Nga so với dòng Sukhoi Su-27/30. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức mạnh của một trong những tiêm kích hàng đầu trên thế giới hiện nay.Nhất là chi phí giá cả của MiG-35 rất phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách của Việt Nam (ước tính 45-50 triệu USD/chiếc). Nó rẻ hơn rất nhiều so với JAS-39 Gripen hay Typhoon, trong khi lại có tính năng tương đương, thậm chí vượt trội ở một số khía cạnh. Ảnh: Dây chuyền lắp ráp MiG-35 theo hợp đồng ký kết bán 50 chiếc cho Ai Cập và một số lượng nhỏ cho Không quân Nga.Cơ bản MiG-35 được chế tạo trên cơ sở cải tiến khung thân cơ sở tiêm kích MiG-29 với kích cỡ lớn hơn một chút.MiG-35 có chiều dài 19m, sải cánh 15m, cao 4,5m, trọng lượng rỗng khoảng 15 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn.Thiết kế cánh chính MiG-35 theo kiểu “cánh vịt” làm nổi bật đường nét khí động học của máy bay. Cấu trúc khung và cánh máy bay được chế tạo bằng sợi carbon và gia cố thêm bằng vật liệu phức hợp. Điều đó giúp diện tích phản hồi radar vì thế cũng giảm đi rất nhiều.Ngoài ra, còn có các thiết bị che chắn làm cho độ bộc lộ hồng ngoại thấp, do đó MiG-35 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bí mật.Về khả năng cơ động, dòng MiG-29 được đánh giá là có khả năng cơ động tuyệt vời thì nay với MiG-35 điều đó được nâng lên đẳng cấp cao hơn rất nhiều.MiG-35 được trang bị 2 động cơ RD-33MK kiểm soát lực đẩy vector với khả năng phụt chỉnh hướng, có khả năng di chuyển lên xuống 15 độ theo chiều dọc và 8 độ theo chiều ngang. Nhờ vậy, MiG-35 có khả năng cơ động cao, đặc biệt trước các tình huống rẽ đột ngột trong không chiến tầm gần.Động cơ RD-33MK cung cấp lực đẩy thô 88,26kN/chiếc gần như không tỏa khói, có hệ thống che chắn hồng ngoại và quang học hiện đại cung cấp cho MiG-35 khả năng đạt tốc độ tối đa 2.750km/giờ, tầm hoạt động trên 2.000km (hoặc 3.000km với thùng nhiên liệu phụ).Đặc biệt, MiG-35 có tốc độ lên cao tới 330 m/s trong khi đó khả năng này của Su-35 là 285m/s, Su-30MK2 là 305m/s, F/A-18 E/F Super Hornet 228m/s, F-15E 254m/s. Tốc độ lên cao là một lợi thế rất lớn trong các tình huống đánh chặn tốc độ cao dưới sự chỉ huy của đài điều khiển mặt đất. Tiền bối của MiG-35 là MiG-21 cũng có tốc độ lên cao rất nhanh, thế mạnh này đã được Không quân Việt Nam khai thác triệt để trong việc đánh chặn đội hình tiêm kích F-4, F-5 dựa vào tốc độ lên cao rất nhanh dưới sự chỉ huy của đài điều khiển mặt đất.Hệ thống cảm biến trinh sát trên MiG-35 cũng mạnh ngang ngửa họ Su-30MK. Cụ thể, nó được trang bị radar quét mạng pha chủ động Zhuk-AE cùng trạm định vị quang điện tử OLS-30 (có khả năng phát hiện máy bay tàng hình). Cụ thể, theo nhà sản xuất, OLS-30 có thể phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách tới 90km.Còn radar Zhuk-AE có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 160km, lên đến 300km với các vật thể có kích cỡ tương đương tàu khu trục (chế độ không đối hải).Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 tốt hơn so với MiG-29 khi mang được 6,5 tấn vũ khí trên 9 giá treo cho phép triển khai: tối đa 4 tên lửa đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa đối không tầm trung - xa tự dẫn radar chủ động R-77. Trong tác chiến đối đất/đối hải, nó có thể mang tổng cộng 4 tên lửa Kh-29 hoặc 4 quả Kh-31A.
Theo báo chí nước ngoài, nhằm mục đích thay thế MiG-21 đã hết niên hạn sử dụng, Việt Nam đã có những mối quan tâm lớn tới mẫu tiêm kích JAS-39 Gripen hay Typhoon của châu Âu. Tuy nhiên, vấn đề giá cả, rào cản công nghệ vũ khí Mỹ trên các máy bay do Thụy Điển hay Đức-Anh sản xuất khiến những phương án này khó có thể trở thành hiện thực. Dẫu vậy, kế hoạch thay thế MiG-21 của Việt Nam vẫn còn lựa chọn sáng gió, đó chính là tiêm kích đa năng MiG-35.
MiG-35 (NATO định danh là Fulcrum F) là mẫu máy bay chiến đấu mới nhất của dòng máy bay MiG danh tiếng một thời. Máy bay được thiết kế với vai trò chính là đánh chặn, phòng không, bảo vệ không phận và khi cần có khả năng tác chiến không đối đất, không đổi hải với vũ khí thông minh. Sức chiến đấu của nó được đánh giá là sánh ngang tiêm kích JAS-39 Gripen, Typhoon hay Rafale, F-15/16.
Mặc dù tiêm kích MiG-35 gặp khá nhiều lận đận trên con đường xuất khẩu cũng như là khó có chỗ đứng trong Không quân Nga so với dòng Sukhoi Su-27/30. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức mạnh của một trong những tiêm kích hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Nhất là chi phí giá cả của MiG-35 rất phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách của Việt Nam (ước tính 45-50 triệu USD/chiếc). Nó rẻ hơn rất nhiều so với JAS-39 Gripen hay Typhoon, trong khi lại có tính năng tương đương, thậm chí vượt trội ở một số khía cạnh. Ảnh: Dây chuyền lắp ráp MiG-35 theo hợp đồng ký kết bán 50 chiếc cho Ai Cập và một số lượng nhỏ cho Không quân Nga.
Cơ bản MiG-35 được chế tạo trên cơ sở cải tiến khung thân cơ sở tiêm kích MiG-29 với kích cỡ lớn hơn một chút.
MiG-35 có chiều dài 19m, sải cánh 15m, cao 4,5m, trọng lượng rỗng khoảng 15 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn.
Thiết kế cánh chính MiG-35 theo kiểu “cánh vịt” làm nổi bật đường nét khí động học của máy bay. Cấu trúc khung và cánh máy bay được chế tạo bằng sợi carbon và gia cố thêm bằng vật liệu phức hợp. Điều đó giúp diện tích phản hồi radar vì thế cũng giảm đi rất nhiều.
Ngoài ra, còn có các thiết bị che chắn làm cho độ bộc lộ hồng ngoại thấp, do đó MiG-35 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bí mật.
Về khả năng cơ động, dòng MiG-29 được đánh giá là có khả năng cơ động tuyệt vời thì nay với MiG-35 điều đó được nâng lên đẳng cấp cao hơn rất nhiều.
MiG-35 được trang bị 2 động cơ RD-33MK kiểm soát lực đẩy vector với khả năng phụt chỉnh hướng, có khả năng di chuyển lên xuống 15 độ theo chiều dọc và 8 độ theo chiều ngang. Nhờ vậy, MiG-35 có khả năng cơ động cao, đặc biệt trước các tình huống rẽ đột ngột trong không chiến tầm gần.
Động cơ RD-33MK cung cấp lực đẩy thô 88,26kN/chiếc gần như không tỏa khói, có hệ thống che chắn hồng ngoại và quang học hiện đại cung cấp cho MiG-35 khả năng đạt tốc độ tối đa 2.750km/giờ, tầm hoạt động trên 2.000km (hoặc 3.000km với thùng nhiên liệu phụ).
Đặc biệt, MiG-35 có tốc độ lên cao tới 330 m/s trong khi đó khả năng này của Su-35 là 285m/s, Su-30MK2 là 305m/s, F/A-18 E/F Super Hornet 228m/s, F-15E 254m/s. Tốc độ lên cao là một lợi thế rất lớn trong các tình huống đánh chặn tốc độ cao dưới sự chỉ huy của đài điều khiển mặt đất. Tiền bối của MiG-35 là MiG-21 cũng có tốc độ lên cao rất nhanh, thế mạnh này đã được Không quân Việt Nam khai thác triệt để trong việc đánh chặn đội hình tiêm kích F-4, F-5 dựa vào tốc độ lên cao rất nhanh dưới sự chỉ huy của đài điều khiển mặt đất.
Hệ thống cảm biến trinh sát trên MiG-35 cũng mạnh ngang ngửa họ Su-30MK. Cụ thể, nó được trang bị radar quét mạng pha chủ động Zhuk-AE cùng trạm định vị quang điện tử OLS-30 (có khả năng phát hiện máy bay tàng hình). Cụ thể, theo nhà sản xuất, OLS-30 có thể phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách tới 90km.
Còn radar Zhuk-AE có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 160km, lên đến 300km với các vật thể có kích cỡ tương đương tàu khu trục (chế độ không đối hải).
Khả năng mang vác vũ khí của MiG-35 tốt hơn so với MiG-29 khi mang được 6,5 tấn vũ khí trên 9 giá treo cho phép triển khai: tối đa 4 tên lửa đối không tầm trung R-27 hoặc 8 tên lửa đối không tầm ngắn R-73 hoặc 8 tên lửa đối không tầm trung - xa tự dẫn radar chủ động R-77. Trong tác chiến đối đất/đối hải, nó có thể mang tổng cộng 4 tên lửa Kh-29 hoặc 4 quả Kh-31A.