Philippines đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội... đối phó Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Philippines tăng cường hiện đại hóa trang bị quân sự sau những tranh chấp bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Trung Quốc.

Hiện đại hóa để đối phó Trung Quốc

Sau nhiều năm không được nâng cấp quân sự, kể từ sau khi nổi lên những tranh chấp bãi đã Scarborough/Hoàng Nham, chính phủ của ông Aquino đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Quốc hội Philippines hơn trong chương trình trang bị vũ khí mới.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Philippines Mel Senen Sarmiento đã lên tiếng xác nhận thông tin này.

“Các binh sĩ Philippines là một trong những đội quân có kỹ năng chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Nhưng họ đồng thời là những người tụt hậu nhất trong việc cập nhật hiểu biết về công nghệ chiến tranh hiện đại mới nhất. Vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay không chỉ là hiện đại hóa trang thiết bị, mà chúng ta cần “hiện đại hóa” cả nguồn nhân lực của mình”, ông Samiento nói.

Philippines cần nâng cao năng lực quân sự sau nhiều năm bị "bỏ bê".

Những tuyên bố của ông Samiento trùng khớp với những nhận định của chuyên gia quân sự châu Á người Mỹ Walter Lohman - Gám đốc Tung tâm Nghiên cứu Di sản Châu Á tại Mỹ.

Lohman đã thúc giục Philippines cần có những động thái mạnh mẽ hơn nhằm nâng cao năng lực quân sự của mình để đòi lại quyền lợi. Trong bối cảnh có những tranh chấp căng thẳng tại vùng biển Tây Philippines.

Những mâu thuẫn trong nước của Philippines gần đây dần chuyển sang điểm nóng tranh chấp bãi Scarborough với Trung Quốc trước khi tòa án Quốc tế đưa ra phân xử về vụ việc. Chuyên gia Lohman cho rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục giữ nguyên những đòi hỏi của mình và tìm cách hợp lý hóa nó, thì Philippines cũng nên chuẩn bị cho mình một lực lượng quân sự càng “khó nhằn” càng tốt.

Chuyên gia này cho rằng, luật pháp quốc tế đang đứng về phía Philippines nếu nói đến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Và  Philippines phải sắm thêm các máy bay chiến đấu để nói cho Trung Quốc biết rằng hãy “tránh xa vùng lãnh thổ của Philippines”.

Sắm hàng loạt máy bay, tàu chiến

Gần đây, Philippines công bố ý định trang bị 10 tàu tuần tra dài 40m do Nhật Bản chế tạo cho lực lượng tuần tra bảo vệ bờ biển.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert dek Rosario cho hay, những chiếc tàu này có giá khoảng 10 triệu USD/chiếc. Chúng nằm trong khoản viên trợ mà Manila xin từ Tokyo trong tháng 12/2013.

Ngoài các khoản viện trợ, Philippines “mạnh tay” chi thêm ngân sách hiện đại hóa trang thiết bị quân sự.

Philippines quyết định mua trực thăng AW-109 để tăng cường khả năng săn ngầm cho hải quân.

Năm 2012, chính phủ Philippines đồng ý chi 83,13 triệu USD cho chương trình hiện đại hóa trang thiết bị cho năm nay. Gói này bao gồm: mua 8 trực thăng mới (65 triệu USD); nâng cấp 20 chiếc trực thăng cũ; mua 3 máy bay tấn công đa nhiệm khác cho hải quân…

Phần quan trọng nhất trong chương trình hiện đại hóa này là trang bị 3 trực thăng AW109 cho hải quân. Đơn hàng này sẽ được giao năm 2014 với khả năng chống tàu nhằm đảm bảo các nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Philippines trong tương lai.

Việc trang bị 3 máy bay Augusta Westland AW109 cho hải quân đã được ký từ 20/12/2012 và giá của mỗi chiếc trực thăng này là 32,6 triệu USD.

Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Philippines công bố kế hoạch mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 từ Hàn Quốc.

Cuối tháng 3 năm nay, Philippines chính thức nhận 4 trong 8 trực thăng đa năng PZL W-3 Sokol mua của Ba Lan.

Nước này cũng đang tìm kiếm mua thêm chiến hạm tên lửa hiện đại và một khả năng nâng cấp 2 tàu chiến lớp Hamilton mua từ Mỹ.

Tăng cường huấn luyện mô phỏng

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Philippines Mel Senen Sarmiento, Philippines cần nâng cấp trung tâm và phương tiện huấn luyện. Việc này nhằm đào tạo cho các phi công, chuyên gia hải quân Philippines.

Ông này cho hay, thay vì mua những máy bay thật, Không quân Philippines nên đầu tư trước vào việc sắm hệ thống huấn luyện mô phỏng trực thăng, máy bay phản lực.

Việc sử dụng hệ thống huấn luyện mô phỏng giúp cho Không quân Philippines tiết kiệm hơn, đảm bảo an toàn cho phi công.

“Vài vụ tai nạn của không quân gần đây là bởi những sai lầm của phi công và những sai lầm đó đã phải trả giá quá đắt. Máy bay có thể thay thế nhưng mạng sống con người thì không thể”, ông Samiento nhấn mạnh.

Ông cũng nói thêm rằng, kể cả các nền không quân và hải quân hùng mạnh khác trên khắp thế giới cũng đều đặt niềm tin vào các hệ thống huấn luyện mô phỏng.

Hệ thống mô phỏng sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí là hạn chế thiệt hại về người và các thiết bị khác trong suốt quá trình tập huấn. Và nó có tính thực tiễn cao hơn vì chúng tiết kiệm nhiên liệu và giảm tiêu hao giá trị thiết bị.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Hoàng

Bình luận(0)