Vào giữa những năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu dây chuyền sản xuất súng Galil Ace 31/32 từ hãng IWI của Israel để tự chế tạo trong nước, sau đó tiếp tục cải tiến, thay đổi một chút thiết kế để phù hợp hơn với thói quen tác chiến cũng như yêu cầu của Quân đội ta và cho ra đời mẫu súng STV-215/380 nổi tiến gần đây.
Ảnh: Khối chiến sĩ đổ bộ đường không với trang bị súng Galil Ace 32 gắn súng phóng lựu kẹp nòng.Các dòng súng Galil Ace 31/32 và STV-215/380 đều có đặc điểm chung là sử dụng cỡ đạn 7.62x39 tiêu chuẩn cùng với việc có thể sử dụng các loại hộp tiếp đạn sẵn có của súng tiểu liên AK-47 cùng các biến thể đang đại trà trong Quân đội ta hiện nay.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 do Việt Nam tự chế tạo.Tuy vậy, ít ai biết rằng, Việt Nam cũng sở hữu cả dòng Galil Ace 21 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO. Đây là phiên bản carbin nòng ngắn của súng trường tấn công Galil Ace 22 cũng do hãng IWI của Israel chế tạo cho các khác hàng yêu cầu sử dụng cỡ đạn 5.56mm phổ biến.
Ảnh: Súng Galil Ace 21 trên tay đặc công Việt Nam.Về cơ bản, súng Galil Ace 21 có vẻ bề ngoài rất giống với Galil Ace 31 trừ việc sử dụng cỡ đạn 5.56mm mà đặc điểm nổi bật nhất là sử dụng hộp tiếp đạn kiểu STANAG đặc trưng khác biệt với hộp tiếp đạn cong kiểu AK-47.
Ảnh: Binh sĩ Columbia với súng Galil Ace 21.Giống với dòng Galil Ace 31/32, Galil Ace 21 cũng đặt tay kéo bệ khóa nòng ở bên trái thân súng (AK đặt bên phải) cùng miếng che bụi đặc trưng, cơ cấu chuyển đổi chế độ bắn được đặt ở cả hai bên thân súng để giúp người lính thao tác nhanh chóng. Cũng như được trang bị các ray Picatinny cho phép súng có thể mở rộng các loại phụ kiện như ống ngắm, đèn pin, đèn laser, súng phóng lựu kẹp nòng,…
Ảnh: Súng Galil Ace 22 - phiên bản tiêu chuẩn của Galil Ace 21.Súng có chiều dài nòng tổng thể 730mm, trong đó nòng dài 215mm, trọng lượng 3kg, tốc độ bắn 680 - 880 phát/phút, có thể sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên hoặc 30 viên.
Ảnh: Gia đình Galil Ace series 5.56x45mm với Ace 21 bản carbin, Ace 22 bản tiêu chuẩn và Ace 23 bản nòng dài.Ngoài ra, một điểm khá đáng lưu ý nữa là súng Galil Ace 21 Việt Nam sử dụng có báng gấp khá đặc trưng trên dòng Galil Ace 31/32 và STV-215/380 do nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp Quốc phòng chế tạo, khác với báng rút thường thấy trên phiên bản Galil Ace nước ngoài. Như vậy, khả năng cao đây là phiên bản đặc biệt do ta tự sản xuất trong nước.
Ảnh: Khối chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm cùng súng Galil Ace 31 với báng gấp kiểu đặc trưng Việt Nam.Đây cũng là điều khá bất ngờ khi trước đó chưa hề có bất cứ thông tin gì về việc Việt Nam tiến hành triển khai sản xuất phiên bản Galil Ace sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm NATO hay mua mới với số lượng ít để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm. Dẫu cho trước đó, hãng IWI đã đưa sang Việt Nam các mẫu súng Galil Ace series 5.56x45mm cho nước ta thử nghiệm đánh giá tính năng.
Ảnh: Chiến sĩ của đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam thử nghiệm với súng Galil Ace 23 nòng dài.Tuy nhiên, khi ta phát triển mẫu súng carbin sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn cho súng trường tấn công của NATO cũng là điều vô cùng hợp lý. Khi mà trong các lực lượng đặc nhiệm của ta như đặc công, trinh sát đặc nhiệm, hải quân đánh bộ cũng đều đang sử dụng các loại súng có cỡ đạn 5.56x45mm như súng Tar-21, M-18,…
Ảnh: Súng CTar-21 hiện đại của bộ đội đặc công.Đưa vào trang bị súng sử dụng đạn 5.56x45mm cũng có lợi thế khi cho phép súng đạt độ chính xác cao trong phát bắn, phù hợp với yêu cầu đặc thù của các lực lượng đặc nhiệm không cần thiết một mẫu súng uy lực mạnh mà đặt tính tiêu diệt lên hàng đầu hay trong điều kiện tác chiến trên lãnh thổ đối phương không có loại đạn tương thích với súng của quân ta.
Ảnh: Đạn 5.56x45mm bên trong băng đạn STANAG.Việc phát triển dòng súng carbin mới dùng cỡ đạn 5.56x45mm cũng cho phép Quân đội ta có thể thay thế súng carbin M-18 có nguồn gốc từ súng XM-177E2 của biệt kích Mỹ - VNCH mà nay vẫn được lực lượng ta biên chế cho trinh sát đặc nhiệm và đặc công. Đồng thời, súng cũng có thể sử dụng hộp tiếp đạn chung với dòng súng Tar-21 và tận dụng hộp tiếp đạn của súng M-18 để lại.
Ảnh: Chiến sĩ đặc công trên tay khẩu carbin M-18 với hộp tiếp đạn STANAG 30 viên.Như vậy, đây có thể coi là một tin vui mới nữa của việc phát triển các dòng súng trường tấn công của quân đội Việt Nam. Nó cho thấy việc bộ đội ta được trang bị đầy đủ các loại súng sử dụng cả hai cỡ đạn 7.62x39mm truyền thống và 5.56x45mm chuẩn NATO để có thể tùy biến cho nhiều nhiệm vụ đặc thù khác nhau. Cùng với đó là mở ra triển vọng cho việc chế tạo các dòng STV dùng cỡ đạn 5.56x45mm mới để thay thế các loại súng đã cũ trong biên chế.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 do Việt Nam chế tạo. Video Súng trường tấn công STV-410 Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN
Vào giữa những năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu dây chuyền sản xuất súng Galil Ace 31/32 từ hãng IWI của Israel để tự chế tạo trong nước, sau đó tiếp tục cải tiến, thay đổi một chút thiết kế để phù hợp hơn với thói quen tác chiến cũng như yêu cầu của Quân đội ta và cho ra đời mẫu súng STV-215/380 nổi tiến gần đây.
Ảnh: Khối chiến sĩ đổ bộ đường không với trang bị súng Galil Ace 32 gắn súng phóng lựu kẹp nòng.
Các dòng súng Galil Ace 31/32 và STV-215/380 đều có đặc điểm chung là sử dụng cỡ đạn 7.62x39 tiêu chuẩn cùng với việc có thể sử dụng các loại hộp tiếp đạn sẵn có của súng tiểu liên AK-47 cùng các biến thể đang đại trà trong Quân đội ta hiện nay.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 do Việt Nam tự chế tạo.
Tuy vậy, ít ai biết rằng, Việt Nam cũng sở hữu cả dòng Galil Ace 21 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO. Đây là phiên bản carbin nòng ngắn của súng trường tấn công Galil Ace 22 cũng do hãng IWI của Israel chế tạo cho các khác hàng yêu cầu sử dụng cỡ đạn 5.56mm phổ biến.
Ảnh: Súng Galil Ace 21 trên tay đặc công Việt Nam.
Về cơ bản, súng Galil Ace 21 có vẻ bề ngoài rất giống với Galil Ace 31 trừ việc sử dụng cỡ đạn 5.56mm mà đặc điểm nổi bật nhất là sử dụng hộp tiếp đạn kiểu STANAG đặc trưng khác biệt với hộp tiếp đạn cong kiểu AK-47.
Ảnh: Binh sĩ Columbia với súng Galil Ace 21.
Giống với dòng Galil Ace 31/32, Galil Ace 21 cũng đặt tay kéo bệ khóa nòng ở bên trái thân súng (AK đặt bên phải) cùng miếng che bụi đặc trưng, cơ cấu chuyển đổi chế độ bắn được đặt ở cả hai bên thân súng để giúp người lính thao tác nhanh chóng. Cũng như được trang bị các ray Picatinny cho phép súng có thể mở rộng các loại phụ kiện như ống ngắm, đèn pin, đèn laser, súng phóng lựu kẹp nòng,…
Ảnh: Súng Galil Ace 22 - phiên bản tiêu chuẩn của Galil Ace 21.
Súng có chiều dài nòng tổng thể 730mm, trong đó nòng dài 215mm, trọng lượng 3kg, tốc độ bắn 680 - 880 phát/phút, có thể sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên hoặc 30 viên.
Ảnh: Gia đình Galil Ace series 5.56x45mm với Ace 21 bản carbin, Ace 22 bản tiêu chuẩn và Ace 23 bản nòng dài.
Ngoài ra, một điểm khá đáng lưu ý nữa là súng Galil Ace 21 Việt Nam sử dụng có báng gấp khá đặc trưng trên dòng Galil Ace 31/32 và STV-215/380 do nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp Quốc phòng chế tạo, khác với báng rút thường thấy trên phiên bản Galil Ace nước ngoài. Như vậy, khả năng cao đây là phiên bản đặc biệt do ta tự sản xuất trong nước.
Ảnh: Khối chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm cùng súng Galil Ace 31 với báng gấp kiểu đặc trưng Việt Nam.
Đây cũng là điều khá bất ngờ khi trước đó chưa hề có bất cứ thông tin gì về việc Việt Nam tiến hành triển khai sản xuất phiên bản Galil Ace sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm NATO hay mua mới với số lượng ít để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm. Dẫu cho trước đó, hãng IWI đã đưa sang Việt Nam các mẫu súng Galil Ace series 5.56x45mm cho nước ta thử nghiệm đánh giá tính năng.
Ảnh: Chiến sĩ của đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam thử nghiệm với súng Galil Ace 23 nòng dài.
Tuy nhiên, khi ta phát triển mẫu súng carbin sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn cho súng trường tấn công của NATO cũng là điều vô cùng hợp lý. Khi mà trong các lực lượng đặc nhiệm của ta như đặc công, trinh sát đặc nhiệm, hải quân đánh bộ cũng đều đang sử dụng các loại súng có cỡ đạn 5.56x45mm như súng Tar-21, M-18,…
Ảnh: Súng CTar-21 hiện đại của bộ đội đặc công.
Đưa vào trang bị súng sử dụng đạn 5.56x45mm cũng có lợi thế khi cho phép súng đạt độ chính xác cao trong phát bắn, phù hợp với yêu cầu đặc thù của các lực lượng đặc nhiệm không cần thiết một mẫu súng uy lực mạnh mà đặt tính tiêu diệt lên hàng đầu hay trong điều kiện tác chiến trên lãnh thổ đối phương không có loại đạn tương thích với súng của quân ta.
Ảnh: Đạn 5.56x45mm bên trong băng đạn STANAG.
Việc phát triển dòng súng carbin mới dùng cỡ đạn 5.56x45mm cũng cho phép Quân đội ta có thể thay thế súng carbin M-18 có nguồn gốc từ súng XM-177E2 của biệt kích Mỹ - VNCH mà nay vẫn được lực lượng ta biên chế cho trinh sát đặc nhiệm và đặc công. Đồng thời, súng cũng có thể sử dụng hộp tiếp đạn chung với dòng súng Tar-21 và tận dụng hộp tiếp đạn của súng M-18 để lại.
Ảnh: Chiến sĩ đặc công trên tay khẩu carbin M-18 với hộp tiếp đạn STANAG 30 viên.
Như vậy, đây có thể coi là một tin vui mới nữa của việc phát triển các dòng súng trường tấn công của quân đội Việt Nam. Nó cho thấy việc bộ đội ta được trang bị đầy đủ các loại súng sử dụng cả hai cỡ đạn 7.62x39mm truyền thống và 5.56x45mm chuẩn NATO để có thể tùy biến cho nhiều nhiệm vụ đặc thù khác nhau. Cùng với đó là mở ra triển vọng cho việc chế tạo các dòng STV dùng cỡ đạn 5.56x45mm mới để thay thế các loại súng đã cũ trong biên chế.
Ảnh: Súng trường tấn công STV-380 do Việt Nam chế tạo.
Video Súng trường tấn công STV-410 Việt Nam xuất hiện trên truyền hình - Nguồn: QPVN