Trong phóng sự về pháo binh Việt Nam làm chủ vũ khí hiện đại của kênh QPVN thực hiện mới đây, xuất hiện một loạt hình ảnh mới về tên lửa đạn đạo Scud – một trong những hỏa lực hiện đại và mạnh mẽ nhất của Binh chủng Pháo binh. Ảnh: Các chiến sĩ Lữ đoàn 490, Binh chủng Pháo binh chuẩn bị công tác triển khai chiến đấu tên lửa.Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud.Hiện nay, Việt Nam cơ bản làm chủ hoàn toàn tên lửa đạn đạo Scud. Bên cạnh đó, các ngành kỹ thuật còn làm chủ công nghệ sửa chữa tăng hạn tổ hợp tên lửa, sản xuất được nhiên liệu và một số thành phần giúp duy trì tổ hợp tên lửa thêm nhiều năm nữa.Theo Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, trong tương lai chúng ta có thể sẽ mua thêm tên lửa đạn đạo mới, nhưng Scud thì vẫn sẽ duy trì. Ảnh: Bệ phóng tên lửa Scud vào trạng thái chiến đấu.Scud là định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-11/17 thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72 Elbrus do Liên Xô phát triển. Tuy nhiên, định danh dành cho một quả đạn tên lửa này thường được truyền thông và cũng như giới quân sự phương Tây gọi chung cho cả tổ hợp tên lửa Elbrus.Ảnh: Xe phóng tự hành 9P117 Uragan (dùng khung gầm xe MAZ-543) của tổ hợp tên lửa 9K72E Elbrus mang theo một đạn tên lửa R-17E của Lữ đoàn pháo binh 940.Trên xe phóng tự hành 9P117 tích hợp cabin điều khiển phóng tên lửa, nhưng người ta cũng có thể nối dây ra ngoài thực hiện phóng từ bên ngoài.Tên lửa đạn đạo Scud/R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.
Trong phóng sự về pháo binh Việt Nam làm chủ vũ khí hiện đại của kênh QPVN thực hiện mới đây, xuất hiện một loạt hình ảnh mới về tên lửa đạn đạo Scud – một trong những hỏa lực hiện đại và mạnh mẽ nhất của Binh chủng Pháo binh. Ảnh: Các chiến sĩ Lữ đoàn 490, Binh chủng Pháo binh chuẩn bị công tác triển khai chiến đấu tên lửa.
Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Còn theo cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1981 Việt Nam nhận được 4 bệ phóng di động cùng 25 quả đạn Scud.
Hiện nay, Việt Nam cơ bản làm chủ hoàn toàn tên lửa đạn đạo Scud. Bên cạnh đó, các ngành kỹ thuật còn làm chủ công nghệ sửa chữa tăng hạn tổ hợp tên lửa, sản xuất được nhiên liệu và một số thành phần giúp duy trì tổ hợp tên lửa thêm nhiều năm nữa.
Theo Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, trong tương lai chúng ta có thể sẽ mua thêm tên lửa đạn đạo mới, nhưng Scud thì vẫn sẽ duy trì. Ảnh: Bệ phóng tên lửa Scud vào trạng thái chiến đấu.
Scud là định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-11/17 thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72 Elbrus do Liên Xô phát triển. Tuy nhiên, định danh dành cho một quả đạn tên lửa này thường được truyền thông và cũng như giới quân sự phương Tây gọi chung cho cả tổ hợp tên lửa Elbrus.
Ảnh: Xe phóng tự hành 9P117 Uragan (dùng khung gầm xe MAZ-543) của tổ hợp tên lửa 9K72E Elbrus mang theo một đạn tên lửa R-17E của Lữ đoàn pháo binh 940.
Trên xe phóng tự hành 9P117 tích hợp cabin điều khiển phóng tên lửa, nhưng người ta cũng có thể nối dây ra ngoài thực hiện phóng từ bên ngoài.
Tên lửa đạn đạo Scud/R-17E có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. R-17 thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m.