Tờ JoongAng Ilbo dẫn nhiều nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên có khả năng tấn công các căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản với tên lửa đạn đạo Scud cải tiến. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Scud do Triều Tiên sản xuất theo mẫu Liên Xô, có cải tiến trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.Nguồn tin cho biết, Hàn Quốc và Mỹ định danh phiên bản mới này là Scud-ER (ER là viết tắt cụm từ Extended Range - tăng tầm) có thể bay khoảng 700km (trong khi Scud nguyên bản chỉ bay được 280-300km). Nhưng các nguồn tin tình báo Mỹ thì cho rằng loại tên lửa này có thể bay tới hơn 1.000km. Ảnh bắn thử tên lửa đạn đạo Scud tại Triều Tiên.Theo các nguồn tin khác, Scud-ER là cách đặt của Hàn Quốc và Mỹ dành cho phiên bản Hwasong-7 được Triều Tiên phát triển dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô, tải trọng 450-500kg có thể mang theo đầu đạn hóa học, đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thuốc nổ thường với độ chính xác thấp - bán kính lệch mục tiêu 3km.Các nguồn tin cũng cho biết rằng, Triều Tiên nhận được những tên lửa đạn đạo Scud đầu tiên từ Ai Cập trong năm 1979 hoặc 1980. Trên cơ sở mẫu đạn này, Triều Tiên đã sao chép công nghệ và sản xuất. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện trong năm 1984, và được định danh là Hwasong-5 (Hỏa Tinh 5). Tuy nhiên tình báo phương Tây và Hàn Quốc vẫn chủ yếu gọi chúng là Scud.Đến tháng 6/1990 thì Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa Hwasong-6 (tình báo Mỹ-Hàn gọi là Scud-C hay Scud Mod. C) được cho là có tầm bắn nới tới 500km, nhưng bị rút gọn tải trọng xuống 700kg (so với 1 tấn trên nguyên bản Scud). Và tới năm 2007 thì Hwasong-7 hay Scud ER lộ diện trong một cuộc duyệt binh.Không chỉ dòng Hwasong, Triều Tiên còn sử dụng Scud làm nền tảng phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong-1 có tầm phóng ước đạt 1.000km.Scud là định danh chung của Mỹ-NATO dành cho dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11/R-17 của Liên Xô được đưa vào sử dụng từ năm 1957. Trong đó, từ phiên bản R-17 (ra đời năm 1964, định danh NATO là Scud-B) là phổ biến nhất, được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước trên thế giới.Đáng lưu ý, Việt Nam hiện có trong tay hai lữ đoàn tên lửa đạn đạo Scud được Liên Xô viện trợ từ năm 1979 (một lữ đoàn khoảng 12 xe phóng tự hành). Cho tới ngày nay, các tên lửa Scud vẫn hoạt động trong biên chế trực thuộc Binh chủng Pháo binh.Phiên bản Scud của Việt Nam theo định danh của Liên Xô là R-17E nặng 5,9 tấn, dài 11,25m, mang phần chiến đấu nặng 1 tấn, tầm bắn 300km, tốc độ tối đa đến 1,7km/s hay Mach 5, bán kính lệch mục tiêu khoảng 450m.Ảnh kiểm tra thân đạn tên lửa Scud tại Lữ đoàn B90, Binh chủng Pháo binh.Một số báo cáo quốc phòng của nước ngoài cho rằng, Việt Nam có thể đã mua một số tên lửa đạn đạo Hwasong-6 của Triều Tiên có tầm bắn 500km.
Tờ JoongAng Ilbo dẫn nhiều nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên có khả năng tấn công các căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản với tên lửa đạn đạo Scud cải tiến. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Scud do Triều Tiên sản xuất theo mẫu Liên Xô, có cải tiến trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Nguồn tin cho biết, Hàn Quốc và Mỹ định danh phiên bản mới này là Scud-ER (ER là viết tắt cụm từ Extended Range - tăng tầm) có thể bay khoảng 700km (trong khi Scud nguyên bản chỉ bay được 280-300km). Nhưng các nguồn tin tình báo Mỹ thì cho rằng loại tên lửa này có thể bay tới hơn 1.000km. Ảnh bắn thử tên lửa đạn đạo Scud tại Triều Tiên.
Theo các nguồn tin khác, Scud-ER là cách đặt của Hàn Quốc và Mỹ dành cho phiên bản Hwasong-7 được Triều Tiên phát triển dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô, tải trọng 450-500kg có thể mang theo đầu đạn hóa học, đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thuốc nổ thường với độ chính xác thấp - bán kính lệch mục tiêu 3km.
Các nguồn tin cũng cho biết rằng, Triều Tiên nhận được những tên lửa đạn đạo Scud đầu tiên từ Ai Cập trong năm 1979 hoặc 1980. Trên cơ sở mẫu đạn này, Triều Tiên đã sao chép công nghệ và sản xuất. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện trong năm 1984, và được định danh là Hwasong-5 (Hỏa Tinh 5). Tuy nhiên tình báo phương Tây và Hàn Quốc vẫn chủ yếu gọi chúng là Scud.
Đến tháng 6/1990 thì Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa Hwasong-6 (tình báo Mỹ-Hàn gọi là Scud-C hay Scud Mod. C) được cho là có tầm bắn nới tới 500km, nhưng bị rút gọn tải trọng xuống 700kg (so với 1 tấn trên nguyên bản Scud). Và tới năm 2007 thì Hwasong-7 hay Scud ER lộ diện trong một cuộc duyệt binh.
Không chỉ dòng Hwasong, Triều Tiên còn sử dụng Scud làm nền tảng phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung Rodong-1 có tầm phóng ước đạt 1.000km.
Scud là định danh chung của Mỹ-NATO dành cho dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11/R-17 của Liên Xô được đưa vào sử dụng từ năm 1957. Trong đó, từ phiên bản R-17 (ra đời năm 1964, định danh NATO là Scud-B) là phổ biến nhất, được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều nước trên thế giới.
Đáng lưu ý, Việt Nam hiện có trong tay hai lữ đoàn tên lửa đạn đạo Scud được Liên Xô viện trợ từ năm 1979 (một lữ đoàn khoảng 12 xe phóng tự hành). Cho tới ngày nay, các tên lửa Scud vẫn hoạt động trong biên chế trực thuộc Binh chủng Pháo binh.
Phiên bản Scud của Việt Nam theo định danh của Liên Xô là R-17E nặng 5,9 tấn, dài 11,25m, mang phần chiến đấu nặng 1 tấn, tầm bắn 300km, tốc độ tối đa đến 1,7km/s hay Mach 5, bán kính lệch mục tiêu khoảng 450m.
Ảnh kiểm tra thân đạn tên lửa Scud tại Lữ đoàn B90, Binh chủng Pháo binh.
Một số báo cáo quốc phòng của nước ngoài cho rằng, Việt Nam có thể đã mua một số tên lửa đạn đạo Hwasong-6 của Triều Tiên có tầm bắn 500km.