Trong bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, một phi công của trung đoàn tiêm kích 935 (đơn vị đầu tiên của Việt Nam trang bị máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho biết: "Nhiều người cứ nghĩ ngồi lên buồng lái hiện đại như Su-30MK2 thao tác sẽ rất nhẹ nhàng, mọi thứ đã có máy móc hỗ trợ. Nhưng cũng như các máy bay chiến đấu khác, anh em mất sức lắm. Khi bay anh em phi công phải thực hiện nhiều động tác nhào lộn, đòi hỏi thể lực phải cực tốt, sự tập trung cao độ đến mức căng thẳng nên sau mỗi ban bay, phi công sẽ bị sụt khoảng 1kg".Đại tá phi công cấp 1 Trần Quốc Toản cho biết: “Lên trời khác với ở dưới đất lắm. Không phải đơn giản là chỉ ngồi kéo, đẩy, thực hiện các thao tác. Áp suất thay đổi, nhào lộn ở độ cao chênh nhau quá lớn, mới ở độ cao 6.000m vù một cái đã xuống tới 1.000m. Cho nên việc rèn luyện thể lực rất quan trọng”. Ảnh: Máy bay Su-30MK2 của trung đoàn 923 Yên Thế trên độ cao lớn.Cho nên, với phi công việc luyện tập thể thao không là một trò chơi mà là nhiệm vụ. Hằng ngày ngoài bốn bài tập thể dục buổi sáng, chạy bộ từ 3 - 6km sáng và chiều, họ phải hoàn thành chế độ thể thao hàng không bắt buộc (1 - 2 giờ gồm những món: vòng quay trụ, xà, tạ, chạy bền...) và thể thao tự chọn. Ảnh: Luyện tập chạy cự ly ngắn ở Trung đoàn 923.Trong các môn thể thao hàng không thì quay trụ và đu quay hàng không là vất vả nhất.Hình ảnh luyện tập của phi công Việt Nam khiến người dân bình thường không khỏi…rợn tóc gáy.Tuy mỗi lần tập vô cùng khó chịu vì máu dồn lên não, nhưng môn này giúp nhiều nhất cho phi công trong mỗi chuyến bay, làm tăng khả năng chịu đựng của phi công.Luyện tập đu quay ở Trung đoàn 923.Trước ngày bay, phi công không được về nhà mà phải ngủ lại đơn vị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ảnh: Các phi công cấp I của Trung đoàn 935.Trước ban bay, quân y sẽ kiểm tra kỹ sức khỏe cho từng người, có vượt qua "vòng" này thì mới được lên bầu trời.Quần áo, mũ bay của phi công cũng là cả một "công trình nghiên cứu đồ sộ" - quần áo của phi công phản lực là bộ liền quan may theo mẫu của Nga với những tiêu chuẩn khoa học khắt khe. "Quần áo được may từ một loại sợi tổng hợp có khả năng chống cháy, thấm mồ hôi rất cao, giúp phi công thoải mái nhất", Trung tá Lê Như Hoài - chủ nhiệm hậu cần trung đoàn 935 - cho Tuổi Trẻ biết.Ngoài ra, trước khi lên máy bay, phi công được trang bị thêm “quần kháng áp” được thiết kế với những phần khoét rất ngộ nghĩnh, lạ mắt.Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng.Khẩu phần ăn của phi công không chỉ điều khiển Su-30MK2 mà còn các loại máy bay khác đều rất đặc biệt. Bữa ăn của phi công có thể nói là rất “hoành tráng”, ví dụ gồm thịt gà luộc, thịt bò xào, trứng chiên, rau luộc, cơm, canh...và họ phải ăn bằng hết, phải đảm bảo đủ một ngày 4.680 calo.Ngoài những yếu tố thể lực, phi công tất nhiên còn phải đảm bảo hàng loạt yếu tố về mặt lý thuyết, thực hành bay, kỹ thuật…trước khi được bước lên phi công tung cánh vào bầu trời.
Trong bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, một phi công của trung đoàn tiêm kích 935 (đơn vị đầu tiên của Việt Nam trang bị máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho biết: "Nhiều người cứ nghĩ ngồi lên buồng lái hiện đại như Su-30MK2 thao tác sẽ rất nhẹ nhàng, mọi thứ đã có máy móc hỗ trợ. Nhưng cũng như các máy bay chiến đấu khác, anh em mất sức lắm. Khi bay anh em phi công phải thực hiện nhiều động tác nhào lộn, đòi hỏi thể lực phải cực tốt, sự tập trung cao độ đến mức căng thẳng nên sau mỗi ban bay, phi công sẽ bị sụt khoảng 1kg".
Đại tá phi công cấp 1 Trần Quốc Toản cho biết: “Lên trời khác với ở dưới đất lắm. Không phải đơn giản là chỉ ngồi kéo, đẩy, thực hiện các thao tác. Áp suất thay đổi, nhào lộn ở độ cao chênh nhau quá lớn, mới ở độ cao 6.000m vù một cái đã xuống tới 1.000m. Cho nên việc rèn luyện thể lực rất quan trọng”. Ảnh: Máy bay Su-30MK2 của trung đoàn 923 Yên Thế trên độ cao lớn.
Cho nên, với phi công việc luyện tập thể thao không là một trò chơi mà là nhiệm vụ. Hằng ngày ngoài bốn bài tập thể dục buổi sáng, chạy bộ từ 3 - 6km sáng và chiều, họ phải hoàn thành chế độ thể thao hàng không bắt buộc (1 - 2 giờ gồm những món: vòng quay trụ, xà, tạ, chạy bền...) và thể thao tự chọn. Ảnh: Luyện tập chạy cự ly ngắn ở Trung đoàn 923.
Trong các môn thể thao hàng không thì quay trụ và đu quay hàng không là vất vả nhất.
Hình ảnh luyện tập của phi công Việt Nam khiến người dân bình thường không khỏi…rợn tóc gáy.
Tuy mỗi lần tập vô cùng khó chịu vì máu dồn lên não, nhưng môn này giúp nhiều nhất cho phi công trong mỗi chuyến bay, làm tăng khả năng chịu đựng của phi công.
Luyện tập đu quay ở Trung đoàn 923.
Trước ngày bay, phi công không được về nhà mà phải ngủ lại đơn vị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ảnh: Các phi công cấp I của Trung đoàn 935.
Trước ban bay, quân y sẽ kiểm tra kỹ sức khỏe cho từng người, có vượt qua "vòng" này thì mới được lên bầu trời.
Quần áo, mũ bay của phi công cũng là cả một "công trình nghiên cứu đồ sộ" - quần áo của phi công phản lực là bộ liền quan may theo mẫu của Nga với những tiêu chuẩn khoa học khắt khe. "Quần áo được may từ một loại sợi tổng hợp có khả năng chống cháy, thấm mồ hôi rất cao, giúp phi công thoải mái nhất", Trung tá Lê Như Hoài - chủ nhiệm hậu cần trung đoàn 935 - cho Tuổi Trẻ biết.
Ngoài ra, trước khi lên máy bay, phi công được trang bị thêm “quần kháng áp” được thiết kế với những phần khoét rất ngộ nghĩnh, lạ mắt.
Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công kéo quá tải, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng.
Khẩu phần ăn của phi công không chỉ điều khiển Su-30MK2 mà còn các loại máy bay khác đều rất đặc biệt. Bữa ăn của phi công có thể nói là rất “hoành tráng”, ví dụ gồm thịt gà luộc, thịt bò xào, trứng chiên, rau luộc, cơm, canh...và họ phải ăn bằng hết, phải đảm bảo đủ một ngày 4.680 calo.
Ngoài những yếu tố thể lực, phi công tất nhiên còn phải đảm bảo hàng loạt yếu tố về mặt lý thuyết, thực hành bay, kỹ thuật…trước khi được bước lên phi công tung cánh vào bầu trời.