Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn 1946-1954, quân đội thực dân Pháp đã đưa vào nhiều trang bị vũ khí khí tài tối tân bậc nhất thời bấy giờ do nước này tự sản xuất, nhưng chủ yếu là từ nguồn cung đồng minh Mỹ. Một trong những vũ khí hiện đại bậc nhất thời bấy giờ được Mỹ cung cấp cho Pháp là các xe tăng M4 Sherman nổi danh đã giúp Mỹ giành nhiều thắng lợi trong CTTG 2. Ảnh: Tăng Sherman trong một cuộc hành quân của Pháp ở Bắc Ninh năm 1952.M4 Sherman là một trong những loại xe tăng nổi tiếng nhất trong CTTG thứ 2, sánh ngang với các dòng tăng Panzer, Panther, Tiger của Đức, T-34 Liên Xô.Khoảng 50.000 chiếc M4 Sherman đã được các nhà máy của Mỹ sản xuất từ năm 1941 tới cuối cuộc chiến tranh. Các xe tăng này được Mỹ cung cấp rộng rãi cho quân đồng minh, nó xuất hiện trong nhiều cuộc chiến, thậm chí tới tận trận Yom Kippur năm 1973 giữa liên minh Ả Rập với Israel.M4 Sherman được biết tới là một cỗ xe tăng có độ tin cậy cao, tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, giáp trung bình.Tăng Sherman có trọng lượng 30,3 tấn, dài 5,84m, rộng 2,62m, cao 2,74m, được bọc giáp dày từ 19-91mm. Sherman có cấu hình cao nên khả năng hạ nòng khá tốt.M4 Sherman là một mẫu tăng sở hữu hệ thống truyền động đặc biệt. Nó có hệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc, xích tăng có vỏ bọc cao su, động cơ hướng tâm bố trí đằng sau và đĩa răng kéo đằng trước. Chiếc xe có thể chạy với tộc độ tới 38,5km/h, tầm hoạt động khoảng 193km.M4 Sherman được vận hành bởi tổ lái lên tới 5 người.Bên trong tháp pháo xe tăng Sherman.Thời kỳ đầu, các xe tăng Sherman được trang bị khẩu pháo 75mm M3. Tuy nhiên, thực tế chiến trưởng ở châu Âu cho thấy pháo 75mm M3 là quá yếu trước các xe tăng mới của Đức như Tiger I. Trong khi pháo 88mm trên Tiger dễ dàng xuyên thủng Sherman thì ngược lại pháo 75mm của M4 lại không làm được điều tương tự với Tiger. Vì thế kể từ năm 1944, các xe tăng Sherman ra trận với pháo chống tăng 76mm.Ảnh một xe tăng M4 Sherman bị phá hủy ở châu Âu.Tuy nhiên, ở chiến trường Việt Nam khi mà QĐND Việt Nam thời kỳ bấy giờ thiếu thốn vũ khí chống tăng thì việc chống lại các cỗ tăng Sherman là điều không hề đơn giản. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh QĐND Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn trước thực dân Pháp, đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu. Những cỗ xe tăng hiện đại đã không thể giúp gì cho quân Pháp tránh khỏi những thất bại nhục nhã.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn 1946-1954, quân đội thực dân Pháp đã đưa vào nhiều trang bị vũ khí khí tài tối tân bậc nhất thời bấy giờ do nước này tự sản xuất, nhưng chủ yếu là từ nguồn cung đồng minh Mỹ. Một trong những vũ khí hiện đại bậc nhất thời bấy giờ được Mỹ cung cấp cho Pháp là các xe tăng M4 Sherman nổi danh đã giúp Mỹ giành nhiều thắng lợi trong CTTG 2. Ảnh: Tăng Sherman trong một cuộc hành quân của Pháp ở Bắc Ninh năm 1952.
M4 Sherman là một trong những loại xe tăng nổi tiếng nhất trong CTTG thứ 2, sánh ngang với các dòng tăng Panzer, Panther, Tiger của Đức, T-34 Liên Xô.
Khoảng 50.000 chiếc M4 Sherman đã được các nhà máy của Mỹ sản xuất từ năm 1941 tới cuối cuộc chiến tranh. Các xe tăng này được Mỹ cung cấp rộng rãi cho quân đồng minh, nó xuất hiện trong nhiều cuộc chiến, thậm chí tới tận trận Yom Kippur năm 1973 giữa liên minh Ả Rập với Israel.
M4 Sherman được biết tới là một cỗ xe tăng có độ tin cậy cao, tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, giáp trung bình.
Tăng Sherman có trọng lượng 30,3 tấn, dài 5,84m, rộng 2,62m, cao 2,74m, được bọc giáp dày từ 19-91mm. Sherman có cấu hình cao nên khả năng hạ nòng khá tốt.
M4 Sherman là một mẫu tăng sở hữu hệ thống truyền động đặc biệt. Nó có hệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc, xích tăng có vỏ bọc cao su, động cơ hướng tâm bố trí đằng sau và đĩa răng kéo đằng trước. Chiếc xe có thể chạy với tộc độ tới 38,5km/h, tầm hoạt động khoảng 193km.
M4 Sherman được vận hành bởi tổ lái lên tới 5 người.
Bên trong tháp pháo xe tăng Sherman.
Thời kỳ đầu, các xe tăng Sherman được trang bị khẩu pháo 75mm M3. Tuy nhiên, thực tế chiến trưởng ở châu Âu cho thấy pháo 75mm M3 là quá yếu trước các xe tăng mới của Đức như Tiger I. Trong khi pháo 88mm trên Tiger dễ dàng xuyên thủng Sherman thì ngược lại pháo 75mm của M4 lại không làm được điều tương tự với Tiger. Vì thế kể từ năm 1944, các xe tăng Sherman ra trận với pháo chống tăng 76mm.
Ảnh một xe tăng M4 Sherman bị phá hủy ở châu Âu.
Tuy nhiên, ở chiến trường Việt Nam khi mà QĐND Việt Nam thời kỳ bấy giờ thiếu thốn vũ khí chống tăng thì việc chống lại các cỗ tăng Sherman là điều không hề đơn giản. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh QĐND Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn trước thực dân Pháp, đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu. Những cỗ xe tăng hiện đại đã không thể giúp gì cho quân Pháp tránh khỏi những thất bại nhục nhã.