Sáng 30/5, hai tàu tên lửa của Ấn Độ gồm INS Satpura và INS Kirch cùng 580 thủy thủ đã cập cảng Cam Ranh lần đầu tiên. Hai tàu sẽ ở thăm và thực hiện hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam đến ngày 3/6. Trong hành trình, ngoài vịnh Cam Ranh (Việt Nam), tàu chiến của Ấn Độ sẽ ghé thăm Subic (Philippines), Sasebo (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc), Por Klang (Malaysia) và Vladivostok (Nga)... Nguồn ảnh: Tuổi TrẻĐiều đáng lưu ý trên các tàu chiến Ấn Độ thăm Cam Ranh, Việt Nam là chiếc INS Kirch (P62) có cấu hình vũ khí hệt như tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Project 12418 của Hải quân Nhân dân Việt Nam, dù rằng Kirch có kích thước lớn gần gấp 3 lần.Cụ thể, tàu tên lửa INS Kirch trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E - cùng loại với hệ thống tên lửa trên Molniya. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻChúng chỉ khác nhau ở cách bố trí, tàu tên lửa INS Kirch bố trí 4 bệ phóng KT-184 (mỗi bệ 4 ống phóng) lắp phía trước thượng tầng chỉ huy. Trong khi trên Molniya bố trí dọc hai bên hông tàu.Tên lửa hành trình Kh-35E Uran-E đạt tầm phóng khoảng 130kg, lắp đầu đạn nặng 145kg, tốc độ bay cận âm thanh, trang bị đầu dò radar chủ động có tầm hoạt động 20km.Với 16 tên lửa Uran-E, tàu hộ tống INS Kirch có sức tấn công diệt hạm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng tiêu diệt các tàu chiến lớn hơn nó gấp nhiều lần bằng việc phóng “mưa đạn uran-E”. Đương nhiên, các tàu Molniya của Việt Nam cũng sở hữu khả năng tương tự.Ngoài Uran-E, trên tàu tên lửa INS Kirch cũng sử dụng pháo hạm 76,2mm tương tự cỡ pháo trên Molniya. Tuy nhiên, Kirch sử dụng pháo hạm 76,2mm SP do hãng OTO Melara Italy sản xuất, trong khi Molniya dùng pháo AK-176M của Nga. Dẫu vậy, chúng có tính năng tác chiến tương tự nhau. Việc bố trí pháo trên Kirch cũng hơi khác, khi đặt phía sau thượng tầng do bệ phóng Uran choán hết chỗ phía trước.Molniya và Kirch cùng sở hữu hai bệ pháo bắn nhanh AK-630 CIWS có tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút.Về tên lửa phòng không, cả hai lớp tàu Việt Nam và Ấn Độ đều dùng phiên bản trên hạm của tên lửa vác vai Strela-2M với tầm bắn đến 4,2km.Khác biệt lớn nhất giữa hai lớp tàu là việc INS Kirch có kích cỡ lớn gấp 3 lần Molniya. Cụ thể, lượng giãn nước toàn tải của INS Kirch lên tới 1.500 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, mớn nước 4,5m. Nhờ đó, đuôi tàu của Kirch thiết kế thêm một sân đỗ trực thăng nhưng không có nhà chứa.INS Kirch là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu hộ tống mang tên lửa Kora do nhà máy Garden chế tạo theo đơn hàng của Hải quân Ấn Độ, đơn giá một chiếc khoảng 36 triệu USD. Tổng cộng 4 chiếc đã được chế tạo dành cho Hải quân Ấn Độ.Lớp Kora trang bị hai động cơ đẩy diesel với hai cánh quạt đẩy cùng hai trục cho tốc độ tối đa 46km/h, tốc độ trung binh 30km/h cho tầm hoạt động đến 7.400km.
Sáng 30/5, hai tàu tên lửa của Ấn Độ gồm INS Satpura và INS Kirch cùng 580 thủy thủ đã cập cảng Cam Ranh lần đầu tiên. Hai tàu sẽ ở thăm và thực hiện hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam đến ngày 3/6. Trong hành trình, ngoài vịnh Cam Ranh (Việt Nam), tàu chiến của Ấn Độ sẽ ghé thăm Subic (Philippines), Sasebo (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc), Por Klang (Malaysia) và Vladivostok (Nga)... Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Điều đáng lưu ý trên các tàu chiến Ấn Độ thăm Cam Ranh, Việt Nam là chiếc INS Kirch (P62) có cấu hình vũ khí hệt như tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Project 12418 của Hải quân Nhân dân Việt Nam, dù rằng Kirch có kích thước lớn gần gấp 3 lần.
Cụ thể, tàu tên lửa INS Kirch trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E - cùng loại với hệ thống tên lửa trên Molniya. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Chúng chỉ khác nhau ở cách bố trí, tàu tên lửa INS Kirch bố trí 4 bệ phóng KT-184 (mỗi bệ 4 ống phóng) lắp phía trước thượng tầng chỉ huy. Trong khi trên Molniya bố trí dọc hai bên hông tàu.
Tên lửa hành trình Kh-35E Uran-E đạt tầm phóng khoảng 130kg, lắp đầu đạn nặng 145kg, tốc độ bay cận âm thanh, trang bị đầu dò radar chủ động có tầm hoạt động 20km.
Với 16 tên lửa Uran-E, tàu hộ tống INS Kirch có sức tấn công diệt hạm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng tiêu diệt các tàu chiến lớn hơn nó gấp nhiều lần bằng việc phóng “mưa đạn uran-E”. Đương nhiên, các tàu Molniya của Việt Nam cũng sở hữu khả năng tương tự.
Ngoài Uran-E, trên tàu tên lửa INS Kirch cũng sử dụng pháo hạm 76,2mm tương tự cỡ pháo trên Molniya. Tuy nhiên, Kirch sử dụng pháo hạm 76,2mm SP do hãng OTO Melara Italy sản xuất, trong khi Molniya dùng pháo AK-176M của Nga. Dẫu vậy, chúng có tính năng tác chiến tương tự nhau. Việc bố trí pháo trên Kirch cũng hơi khác, khi đặt phía sau thượng tầng do bệ phóng Uran choán hết chỗ phía trước.
Molniya và Kirch cùng sở hữu hai bệ pháo bắn nhanh AK-630 CIWS có tốc độ bắn 4.000-5.000 phát/phút.
Về tên lửa phòng không, cả hai lớp tàu Việt Nam và Ấn Độ đều dùng phiên bản trên hạm của tên lửa vác vai Strela-2M với tầm bắn đến 4,2km.
Khác biệt lớn nhất giữa hai lớp tàu là việc INS Kirch có kích cỡ lớn gấp 3 lần Molniya. Cụ thể, lượng giãn nước toàn tải của INS Kirch lên tới 1.500 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, mớn nước 4,5m. Nhờ đó, đuôi tàu của Kirch thiết kế thêm một sân đỗ trực thăng nhưng không có nhà chứa.
INS Kirch là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu hộ tống mang tên lửa Kora do nhà máy Garden chế tạo theo đơn hàng của Hải quân Ấn Độ, đơn giá một chiếc khoảng 36 triệu USD. Tổng cộng 4 chiếc đã được chế tạo dành cho Hải quân Ấn Độ.
Lớp Kora trang bị hai động cơ đẩy diesel với hai cánh quạt đẩy cùng hai trục cho tốc độ tối đa 46km/h, tốc độ trung binh 30km/h cho tầm hoạt động đến 7.400km.