Theo bình luận từ trang rg.ru, cự khác biệt chính của bản nâng cấp do Việt Nam tiến hành so với mô hình cơ bản nằm ở chỗ thay vì trạm radar thì một module quang điện tử đa kênh đặc biệt đã xuất hiện. Khí tài này được trang bị camera kỹ thuật số và kênh ảnh nhiệt, cũng như máy đo khoảng cách laser.
Những thiết bị như vậy cho phép kíp chiến đấu tự tin nhìn thấy nhiều mục tiêu khác nhau, kể cả những đối tượng nhỏ, trong cả ngày lẫn đêm và sử dụng hiệu quả các vũ khí hiện có để chống lại chúng.
Đồng thời với cải tiến trên xác suất bị phát hiện của chính phương tiện chiến đấu giảm đáng kể, bởi nó không còn lo bị tên lửa chống bức xạ diệt radar nương theo cánh sóng để tìm tới tiêu diệt, giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót trên chiến trường hiện đại.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, 4 khẩu pháo bắn nhanh 23 mm tiêu chuẩn đã được bổ sung hỏa lực bằng 2 cụm ống phóng của tên lửa phòng không vác vai Strela-2M với cơ số 4 quả đạn.
|
Tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-3-4 do Việt Nam nâng cấp được báo chí Nga rất quan tâm. |
Dữ liệu đầu tiên về công việc nâng cấp Shilka đang được thực hiện tại Việt Nam đã được công bố cách đây khoảng một năm. Đồng thời các khung hình video về quá trình lắp ráp và bắn thử của module tác chiến đã được trình diễn.
Giả định rằng trong trường hợp thử nghiệm thành công, những cải tiến tương tự sẽ được giới thiệu trên những hệ thống ZSU-23-4 khác đã được phục vụ trong lực lượng mặt đất của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước.
|
Đồ họa phương án nâng cấp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam. |
Đồng thời các nhà thiết kế quân sự Việt Nam đang nghiên cứu nhiều hệ thống phòng không khác. Ví dụ, là phiên bản di động với tên lửa đất đối không trên khung gầm xe tải việt dã bánh lốp KamAZ-43266 đã được tạo ra.
Không loại trừ khả năng hệ thống phòng không tự hành Strela-10 cũng sẽ được hiện đại hóa, đặc biệt khi trình độ công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, tờ báo Nga bình luận.