Tại Nagorno-Karabakh, cuộc đụng độ ác liệt đang diễn ra giữa Azerbaijan và Armenia, đã có thương vong về người cho cả hai bên, nhiều thiết bị quân sự bị phá hủy. Baku và Yerevan đang cố gắng đạt được điều gì và ai là người thực sự đứng sau tình huống trầm trọng này?Xung đột Nagorno-Karabakh có một lịch sử rất lâu dài và phức tạp. Có thể nói cả hai bên đều đã quen với điều đó và vấn đề này là một phần không thể thiếu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Azerbaijan cũng như Armenia.Chính thức thì Baku đã biến vấn đề trao trả Nagorno-Karabakh thành một ý tưởng quốc gia và chắc chắn họ sẽ theo đuổi điều này đến cùng.Tổng thống Aliyev đã trực tiếp tuyên bố: "Một chiến dịch quân sự thành công sẽ chấm dứt tình trạng chiếm đóng và bất công kéo dài suốt gần 30 năm qua"."Người dân Azerbaijan muốn sống trên mảnh đất của họ. Mọi công dân Azerbaijan đang sống trong giấc mơ này. Những người xa xứ muốn trở về vùng đất của tổ tiên mình".Hàng năm, Baku đầu tư cho quân đội của mình nhiều hơn toàn bộ ngân sách nhà nước của Armenia nhỏ và nghèo, ông Aliyev càng thêm yên tâm bởi sự hỗ trợ trực tiếp và rõ ràng của Ankara.Thậm chí còn xuất hiện thông tin cho biết bên cạnh máy bay không người lái, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp tham chiến. Không khó để đoán rằng chính quan điểm của Tổng thống Erdogan đã tiếp thêm dũng khí cho Baku.Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại thực hiện bước đi phiêu lưu như vậy? Đầu tiên, đây chắc chắn là một công cụ gây áp lực lên Điện Kremlin về vấn đề Syria và Libya, nơi nước Nga đang ở phía bên kia của cuộc xung đột.Hiện tại, các nhà ngoại giao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về tương lai của cả hai quốc gia này. Nếu Ankara kích động Moskva trực tiếp đứng về phía Armenia, điều đó đồng nghĩa với việc phá vỡ quan hệ bình thường với Azerbaijan, điều mà Kremlin rõ ràng muốn tránh.Viễn cảnh trên nếu xảy ra sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Nagorno-Karabakh, Tổng thống Erdogan chắc chắn đưa ra những nhượng bộ cho chính mình trong các vấn đề Syria và Libya.Thứ hai, đừng quên rằngThổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã giảm mạnh khối lượng mua khí đốt của Nga, và các hợp đồng cung cấp đã ký trước đó sẽ sớm hết hạn. Ankara nói rõ họ mong đợi các khoản chiết khấu bổ sung từ Moskva.Để gia tăng áp lực, nhà máy lọc dầu lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng mua dầu của Nga một ngày trước đó. Tổng thống Erdogan đang tìm cách gây sức ép cực lớn trên mặt trận kinh tế.Nhiều khả năng những yếu tố này cuối cùng sẽ trở nên quyết định. Nếu Ankara và Moskva có thể đạt được thỏa thuận thì cuộc tấn công của quân đội Azerbaijan sẽ bị hạn chế.Trong trường hợp ngược lại, một cuộc tấn công toàn diện có thể bắt đầu ở Nagorno-Karabakh với sự hỗ trợ tích cực của vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ.Trong tương lai, ngọn lửa chiến tranh có thể lan đến lãnh thổ Armenia, điều này sẽ buộc Nga phải can thiệp với tư cách là đồng minh trong tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO.Liệu Điện Kremlin có cần một cuộc chiến khác với những mục tiêu khó hiểu và kết quả cực kỳ đáng ngờ? Câu hỏi rất khó trả lời và cần thêm thời gian để đưa ra nhận định chính xác hơn.
Tại Nagorno-Karabakh, cuộc đụng độ ác liệt đang diễn ra giữa Azerbaijan và Armenia, đã có thương vong về người cho cả hai bên, nhiều thiết bị quân sự bị phá hủy. Baku và Yerevan đang cố gắng đạt được điều gì và ai là người thực sự đứng sau tình huống trầm trọng này?
Xung đột Nagorno-Karabakh có một lịch sử rất lâu dài và phức tạp. Có thể nói cả hai bên đều đã quen với điều đó và vấn đề này là một phần không thể thiếu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Azerbaijan cũng như Armenia.
Chính thức thì Baku đã biến vấn đề trao trả Nagorno-Karabakh thành một ý tưởng quốc gia và chắc chắn họ sẽ theo đuổi điều này đến cùng.
Tổng thống Aliyev đã trực tiếp tuyên bố: "Một chiến dịch quân sự thành công sẽ chấm dứt tình trạng chiếm đóng và bất công kéo dài suốt gần 30 năm qua".
"Người dân Azerbaijan muốn sống trên mảnh đất của họ. Mọi công dân Azerbaijan đang sống trong giấc mơ này. Những người xa xứ muốn trở về vùng đất của tổ tiên mình".
Hàng năm, Baku đầu tư cho quân đội của mình nhiều hơn toàn bộ ngân sách nhà nước của Armenia nhỏ và nghèo, ông Aliyev càng thêm yên tâm bởi sự hỗ trợ trực tiếp và rõ ràng của Ankara.
Thậm chí còn xuất hiện thông tin cho biết bên cạnh máy bay không người lái, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp tham chiến. Không khó để đoán rằng chính quan điểm của Tổng thống Erdogan đã tiếp thêm dũng khí cho Baku.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại thực hiện bước đi phiêu lưu như vậy? Đầu tiên, đây chắc chắn là một công cụ gây áp lực lên Điện Kremlin về vấn đề Syria và Libya, nơi nước Nga đang ở phía bên kia của cuộc xung đột.
Hiện tại, các nhà ngoại giao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về tương lai của cả hai quốc gia này. Nếu Ankara kích động Moskva trực tiếp đứng về phía Armenia, điều đó đồng nghĩa với việc phá vỡ quan hệ bình thường với Azerbaijan, điều mà Kremlin rõ ràng muốn tránh.
Viễn cảnh trên nếu xảy ra sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Nagorno-Karabakh, Tổng thống Erdogan chắc chắn đưa ra những nhượng bộ cho chính mình trong các vấn đề Syria và Libya.
Thứ hai, đừng quên rằngThổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã giảm mạnh khối lượng mua khí đốt của Nga, và các hợp đồng cung cấp đã ký trước đó sẽ sớm hết hạn. Ankara nói rõ họ mong đợi các khoản chiết khấu bổ sung từ Moskva.
Để gia tăng áp lực, nhà máy lọc dầu lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng mua dầu của Nga một ngày trước đó. Tổng thống Erdogan đang tìm cách gây sức ép cực lớn trên mặt trận kinh tế.
Nhiều khả năng những yếu tố này cuối cùng sẽ trở nên quyết định. Nếu Ankara và Moskva có thể đạt được thỏa thuận thì cuộc tấn công của quân đội Azerbaijan sẽ bị hạn chế.
Trong trường hợp ngược lại, một cuộc tấn công toàn diện có thể bắt đầu ở Nagorno-Karabakh với sự hỗ trợ tích cực của vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong tương lai, ngọn lửa chiến tranh có thể lan đến lãnh thổ Armenia, điều này sẽ buộc Nga phải can thiệp với tư cách là đồng minh trong tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO.
Liệu Điện Kremlin có cần một cuộc chiến khác với những mục tiêu khó hiểu và kết quả cực kỳ đáng ngờ? Câu hỏi rất khó trả lời và cần thêm thời gian để đưa ra nhận định chính xác hơn.