Cụ thể, 5 thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam gồm: Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki chỉ bán ra 753.934 xe máy, giảm 6,13% so với cùng kỳ năm 2018. Trước đó, xe máy nhận được khá nhiều thông tin không máy khả quan khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân này trong những năm tới đây.
|
Cụ thể, 5 thành viên VAMM gồm: Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki chỉ bán ra 753.934 xe máy, giảm 6,13% so với cùng kỳ 2018. |
Theo địa diện Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo (Sở GTVT Hà Nội) - đơn vị được giao xây dựng và đưa ra lộ trình thực hiện cấm xe máy: “Lộ trình cấm xe máy đến năm 2030 đã được xác định trong Nghị quyết 04/2017 của TP. Hà Nội. Hà Nội sẽ lựa chọn các tuyến có đầy đủ hạ tầng từ trông giữ phương tiện đến việc vận hành hiệu quả các phương tiện vận tải khách công cộng để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân".
Hiện tại, lộ trình cấm xe máy đang được 2 thành phố lớn kể trên tiếp tục nghiên cứu, xây dựng. Theo lộ trình dự kiến cấm xe máy tại Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2030 sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.
|
Theo lộ trình dự kiến cấm xe máy tại Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2030 sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực. |
Sở GTVT Hà Nội mới đây cũng đã có nghiên cứu thí điểm cấm xe máy trước tại một số khu vực đủ điều kiện hạ tầng như: đường Lê Văn Lương hoặc đường Nguyễn Trãi sau khi đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động tháng 4/2019.