Tịa buổi đấu giá biển số tại Malaysia - biển số "Malaysia 1" mà Aldi International vừa mua đã phá kỷ lục giá trước đó thuộc về biển "V1" được mua với giá 989.000 ringgit (5,6 tỷ đồng) hồi năm 2016.
Công ty Aldi International cũng đã mua luôn biển số "Malaysia 2" (giá 422.000 ringgit) và ‘Malaysia 4’ (iá 162.000 ringgit), là biển số đắt thứ 4 và thứ 7 ở Malaysia. Biển số đắt thứ 3 hiện nay là "Malaysia 99" giá 501.500 ringgit, được chủ chuỗi siêu thị mini 99 Speedmart ở nước này mua.
|
Biển số 'Malaysia 1' mà Aldi International vừa mua đã phá kỷ lục giá trước đó thuộc về biển ‘V1’. |
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Anthony Loke cho biết, loạt biển số từ "Malaysia 1" đến "Malaysia 9999" đã mang về cho chính phủ nước này hơn 13 triệu ringgit (hơn 3 triệu USD, hay khoảng 73,7 tỷ đồng). "Thông qua hình thức bán đấu giá biển số, chính phủ đã thu được 13,1 triệu ringgit. Toàn bộ số tiền này sẽ được đưa vào ngân khố. Tổng số lượng biển bán đấu giá thành công là 3.353 biển,” ông cho biết. Hiện vẫn còn 6.645 biển số chưa có chủ.
|
Biển số từ "Malaysia 1" đến "Malaysia 9999" đã mang về cho chính phủ nước này hơn 13 triệu ringgit (hơn 3 triệu USD, khoảng 73,7 tỷ đồng). |
Trong khi đó, biển số "Malaysia 8055" được đăng ký mua nhiều nhất - 49 đơn vị và cá nhân. Biển số này cuối cùng được chốt giá 81.888 ringgit (465 triệu đồng). Các biển số khác cũng được nhiều người quan tâm là ‘Malaysia 100’, với 31 người muốn mua, và "Malaysia 1957" với 19 người muốn mua.
Bộ trưởng Loke cho biết ông đã đăng ký đấu giá biển số "Malaysia 509" nhưng không mua được vì chỉ trả giá 1.509 ringgit, đứng thứ 11 trong những người thích biển số này, và cuối cùng, nó được chốt giá 20.000 ringgit. “Việc này cho thấy chính phủ Malaysia minh bạch trong việc bán đấu giá biển số, dù là một bộ trưởng cũng có thể thua," ông giải thích.
|
Bộ trưởng Loke cho biết ông đã đăng ký đấu giá biển số "Malaysia 509" nhưng không mua được vì chỉ trả giá 1.509 ringgit. |
Ông Loke cho biết, hoạt động này cũng cho thấy trước đây chính phủ đã để phí hơn 100 triệu ringgit (567 triệu đồng) mà lẽ ra có thể thu được từ việc bản đấu giá biển số đặc biệt. “Chúng ta đã có hơn 30 sê-ri biển đặc biệt; nếu tính trung bình mỗi sê-ri có thể thu về 5 triệu ringgit, thì tổng cộng lẽ ra đã có hơn 100 triệu ringgit thu về ngân sách,” ông Loke nói.
“Giờ đây, chúng tôi sẽ chấm dứt sự thất thu này và đảm bảo rằng tất cả tiền bán đấu giá biển số sẽ trực tiếp chảy vào ngân khố quốc gia. Với kết quả đạt được từ việc bán sê-ri biển số xe đặc biệt "Malaysia", chúng tôi sẽ ra thêm nhiều sê-ri biển đẹp để tăng nguồn thu ngân sách,” ông nói.