Đó là nhận định của nhà báo Matt Purple - Phó Tổng Biên tập của tạp chí Rare Politics - trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest.
|
Phiến quân của Mặt trận al-Nusra ở Syria. Ảnh Japan Times |
Mặc dù có một số khác biệt, các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda là hai mặt của cùng một đồng xu mang tên khủng bố. Trong khi Nhà nước Hồi giáo đang bị đánh tơi bời ở Syria và Iraq, các chi nhánh al-Qaeda là Mặt trận al-Nusra và Al-Qaeda trên Bán đảo Arập (AQAP) lại đang trỗi dậy mạnh mẽ ở i Syria và Yemen.
Nhà báo Matt Purple nhận định: "Thậm chí nếu ISIS bị đè bẹp, chủ nghĩa thánh chiến của người Hồi giáo Sunni vẫn không bị đánh bại. Hiện có một tổ chức khủng bố đang xâm nhập Trung Đông và đó là một kẻ thù cũ: al-Qaeda”.
Nhà báo Matt Purple lưu ý đến những đặc thù trong chiến lược của al-Qaeda tại khu vực Trung Đông.
Không giống như nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, tổ chức khủng bố al-Qaeda thường tránh tấn công người Hồi giáo Sunni. Theo nhà báo Matt Purple, hành động tấn công dã man người Hồi giáo Sunni đã khiến cho không ít cựu thành viên al-Qaeda rời bỏ cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Trái với IS, al-Qaeda luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía người Hồi giáo Sunni. Phó Tổng biên tập Matt Purple viết tiếp: "Đó là một chiến lược có nguồn gốc từ ban lãnh đạo chóp bu của al-Qaeda. Năm 2005, thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahiri đã viết một lá thư gửi cho người đứng đầu chi nhánh al-Qaeda ở Iraq,trong đó nhấn mạnh “vũ khí mạnh nhất mà các chiến binh thánh chiến sở hữu là hỗ trợ của đông đảo các tín đồ Hồi giáo”.
Chính vì vậy mà Mặt trận al-Nusra (một chi nhánh của al-Qaeda ở Syria) rất nỗ lực hu hút các thành viên có cảm tình với những người Hồi giáo Sunni. Mặt trận này đã thiết lập một cái gọi là "Cục cứu trợ” ở Syria để cung cấp dịch vụ khác nhau cho người dân địa phương, bao gồm cả việc cung cấp nước sinh hoạt và điện. Trong khi đó, AQAP cũng hành động tương tự ở Yemen. Sau khi chiếm được khoảng 100 triệu USD từ chi nhánh Ngân hàng Trung ương Yemen tại thành phố cảng của Al Mukalla, AQAP đã dùng một phần số tiền này để chi cho việc "sửa chữa cơ sở hạ tầng, đào giếng nước và hủy bỏ thuế đánh vào tiền lương" thay vì chi tiêu hết cho mua sắm vũ khí.
Mặc dù ra sức ve vãn “con tim và khối óc” của dân chúng, Mặt trận al-Nusra Front và AQAP vẫn chỉ là “chó sói đội lốt cừu non”.
Hồi tháng 1/2019, Viện Doanh nghiệp Mỹ nhân định: "Mặt trận al-Nusra ở gây ra một trong những mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất hơn tất cả các nhóm thánh chiến Hồi giáo. Chi nhánh của al-Qaeda này đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn quan hệ đối tác với các nhóm đối lập tại địa phương... Việc đánh bại và tiêu diệt Mặt trận al-Nusra phải là một trong những ưu tiên cao nhất của bất kỳ chiến lược nào nhằm bảo vệ Mỹ và Châu Âu trước sự tấn công của al-Qaeda”.
Vấn đề ở chỗ các nhóm phiến quân Syria được Mỹ hậu thuẫn đã và đang hợp tác với Mặt trận al-Nusra, bị coi là chi nhánh của al-Qaeda trong khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận rằng có một số hình thức "đồng lõa" giữa Mặt trận al-Nusra Front và cái gọi là phiến quân Syria “ôn hòa”. Các nhóm phiến quân “ôn hòa” tuyên bố rằng sự hợp tác của họ với chi nhánh al-Qaeda ở Syria chỉ là một "cuộc hôn nhân cần thiết”. Tuy nhiên, lời bao biện này không có sức thuyết phục.
Nhà báo Matt Purple khẳng định: "Bằng cách cung cấp vũ khí cho các nhóm phiến quân đồng minh với al-Qaeda ở Syria và sự giúp đỡ gián tiếp của Ả-rập Xê-út đối với al-Qaeda ở Yemen, chúng ta đã tự bắn vào chân mình”. Đây không phải là lần đầu tiên mà Mỹ “đã tự bắn vào chân mình”. Quay trở lại những năm 1980, Washington cung cấp gần 1000 tên lửa phòng không vác vai hiện đại FIM-92 Stingers cho các lực lượng thánh chiến ở Afghanistan. Có một điều rõ ràng là số tên lửa này sau đó lại gây họa cho máy bay Mỹ.
Phó Tổng biên tập Matt Purple kết luận: "Một lần nữa, Mỹ lại cung cấp vũ khí và khiến cho al-Qaeda trở nên mạnh hơn. Người ta tự hỏi những gì sẽ xảy ra tiếp theo?"
Video chiến đấu cơ của Syria bị phiến quân bắn rơi bằng tên lửa phòng không vác vai ở tỉnh Aleppo. (Nguồn RT):