Tên lửa Triều Tiên đẩy Nga-Trung đối đầu với Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Việc Triều Tiên thử tên lửa đang dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng ở Đông Bắc Á và đẩy Nga-Trung đối đầu với Mỹ trong việc đối phó với Bình Nhưỡng.

Chính quyền Mỹ không loại trừ biện pháp quân sự để giải quyết mối đe dọa của tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, điều này đang bị Nga và Trung Quốc phản đối mạnh mẽ. Moscow và Bắc Kinh đã hợp lực chống lại Washington để đạt được một mục tiêu chung: làm suy yếu sự hiện diện của quân đội Mỹ ngay trước ngưỡng cửa của họ.
Ten lua Trieu Tien day Nga-Trung doi dau voi My
Tên lửa Triều Tiên đẩy Nga-Trung vào thế đối đầu với Mỹ. Ảnh: Military Times 
Cả Nga và Trung Quốc đều có biên giới đất liền với CHDCND Triều Tiên. Đặc biệt, đối với Bắc Kinh Quốc, Triều Tiên chính là “một vùng đệm” ngăn giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và hơn 20.000 lính Mỹ đang đồn trú ở nước này.
Hôm 4/7, khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới “gửi quà” cho Ngày Quốc khánh Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin của Nga đang tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh và hai bên đã đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng .
Về mặt tích cực đối với Washington, kế hoạch Nga-Trung đã kêu gọi Triều Tiên chấm dứt và hủy bỏ các chương trình hạt nhân-tên lửa.
Tuy nhiên, hai bên cũng yêu cầu Mỹ ngừng tiến hành các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở đó. Chính quyền Mỹ không thể chấp nhận cả hai điều kiện mà Nga và Trung Quốc đưa ra.
Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) hôm 6/7, Nga và Trung Quốc đã hợp sức để kiềm chế sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á.
Tại cuộc họp này, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley đã đưa ra một tuyên bố đầy tham vọng, lặp đi lặp lại đe dọa chiến tranh, nếu Triều Tiên không hạn chế các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Đại sứ Nikki Haley tuyên bố: "Các hành động của Triều Tiên đang nhanh chóng chấm dứt giải pháp ngoại giao. Hoa Kỳ đang chuẩn bị sử dụng đầy đủ các khả năng hiện có để tự vệ và bảo vệ các đồng minh của chúng tôi. Một trong những khả năng nằm ở các lực lượng quân sự đáng kể của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng, nếu cần”.
Hồi tháng Tư, khi được hỏi liệu Mỹ Kỳ có sử dụng quân đội chống Triều Tiên hay không, đại sứ Haley trả lời rằng nếu Triều Tiên thử nghiệm “một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nào đó”, thì rõ ràng Mỹ sẽ hành động.
Ngày 4/7 vừa qua, Triều Tiên đã làm đúng cái điều mà Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nêu ra.
>>> Mời quý độc giả xem video: Triều Tiên phóng tên lửa ICBM có thể tấn công lãnh tổ Mỹ.  (Nguồn: 9 NEWS)
Theo nhà phân tích Matthew Carney, nếu Triều Tiên thực sự phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), điều này sẽ buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải hành động.
Cả Nga lẫn Trung Quốc đều lên án cuộc thử tên lửa mới đây của CHDCND Triều Tiên. Nhưng cả hai nước đều cực lực phản đối việc việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên. Thậm chí, Nga còn bác bỏ các biện pháp trừng phạt mới, cho rằng những nỗ lực bóp cổ Triều Tiên là không thể chấp nhận được.
Nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga, bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ đối với Triều Tiên sẽ được thực hiện mà không có sự ủy thác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nếu chính quyền của Tổng thống Donald Trump không sử dụng vũ lực, có nguy cơ những lời đe dọa của Mỹ chỉ là lời nói suông, tương tự như đe dọa “vạch đỏ” của Tổng thống Obama, nếu chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Giới phân tích thường nói rằng không có lựa chọn tốt khi đối phó với CHCND Triều Tiên. Điều đó vẫn đúng đối với Mỹ.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc dường như đang cố gắng khai thác lợi thế của việc Triều Tiên thử tên lửa ICBM, bằng cách làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á.
Minh Châu (Theo ABC News)

>> xem thêm

Bình luận(0)