Sau khi Nga sáp nhập thành công bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này mà không tốn một viên đạn nào cũng không mất mát hoặc phải đánh đổi bất cứ thứ gì, phần lớn giới chuyên gia
Ukraine lẫn phương Tây đều cho rằng, Moscow có thể sử dụng chiến lược tương tự để thâu tóm phần phía đông Ukraine – nơi cộng đồng người Nga sinh sống đông đảo.
Nhưng Nga đang đặt ra một mối đe dọa khác, nguy hiểm không kém đối với Ukraine. Mối đe dọa đó đến từ phía tây Ukraine: mang tên Cộng hòa ly khai Transnistria với dân số chủ yếu là người Slav (Xla-vơ) và khu tự tri Gagauzia với dân số chủ yếu là cộng đồng Kitô giáo gốc Thổ Nhĩ kỳ của Moldova. Mấu chốt ở đây là, Transnistria và Gagauzia đều mạnh mẽ ủng hộ Moscow và tỏ ý muốn sáp nhập vào lãnh thổ Nga tương tự như Crimea. Nếu Nga sáp nhập cả Transnistria và Gagauzia, không chỉ phần phía
đông Ukraine mà toàn bộ Ukraine sẽ bị kẹp chặt trong gọng kìm của Nga.
|
Quân Nga đi tuần tại Perevalnoye, Crimea ngày 20/3.
|
Khu tự trị Gagauzia trên thực tế đặt ra mối đe dọa không đáng ngại, trừ phi họ quyết bắt tay với Transnistria và Nga. Ngược lại, Transnistria là mối đe dọa thực sự khi có một trong những kho dự trữ vũ khí lớn nhất Đông Âu. Lực lượng vũ trang Transnistria cũng được vũ trang đầy đủ, toàn diện. Trong khi chính phủ Transnistria bị cáo buộc thường xuyên bán vũ khí cho các lực lượng cực đoan, thậm chí khủng bố để thu lợi nhuận thì lực lượng vũ trang của khu tự trị này từng ủng hộ Nga mạnh mẽ trong các hoạt động tại vùng duyên hải Biển Đen của Ukraine cũng như trong cuộc chiến Odessa.
Transnistria có thể hỗ trợ Nga trên 3 phương diện. Đầu tiên, sự nguy hiểm của các lực lượng vũ trang tinh nhuệ của Tiraspol (thủ phủ của khu tự trị Transnistria) và các tuyên bố mạnh mẽ về nguyện vọng gia nhập Nga của giới lãnh đạo nơi này buộc Ukraine phải phân tán sự chú ý cũng như nguồn lực phòng thủ, không thể dồn toàn lực để kiểm soát vùng phía đông nước này.
|
Lực lượng vũ trang tại Tiraspol, thủ phủ của Transnistria.
|
Thứ 2, Tiraspol giúp Moscow có thể đưa ra sự phủ nhận chính đáng. Cuộc khủng hoảng Crimea bắt đầu bằng việc các nhóm vũ trang không rõ nguồn gốc ủng hộ Nga (phương Tây và Ukraine cáo buộc đây là lính Nga) đánh chiếm và giành quyền kiểm soát các cơ quan đầu não quan trọng trên bán đảo này. Tương tự như vậy, Nga cũng có thể dựa vào lực lượng vũ trang Transnistria để “giải cứu công dân Nga” tại Odessa hoặc dọc theo bờ Biển Đen.
Thứ 3, Transnistria sẽ giúp Nga kẹp chặt Ukraine trong gọng kìm mà Kiev sẽ khó lòng chống chọi. Nếu cố sáp nhập đông Ukraine, Nga sẽ phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt, mạnh mẽ và khó lường từ không chỉ tây Ukraine mà còn các nước phương Tây. Nhưng nếu nắm quyền kiểm soát chắc chắn và chặt chẽ khu vực kéo dài từ bán đảo Crimea đến biên giới với Transnistria, dù không lấy được phần phía đông Ukraine, Moscow vẫn đủ khả năng chế ngự và gây ảnh hưởng đáng kể lên chính quyền Kiev. Phương Tây từ đó cũng không thể dễ dàng hậu thuẫn cho Ukraine.
Ngoài ra, nếu sáp nhập Transnistria, Nga sẽ chia cắt Cộng hòa Moldova (bằng cách khơi dậy vấn đề Gagauz một lần nữa) và thậm chí, đặt ra các mối đe dọa đối với đông nam châu Âu.