Những hệ quả của trưng cầu dân ý Hiến pháp Thái Lan

Google News

(Kiến Thức) - Việc thông qua hiến pháp do quân đội hậu thuẫn trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7/8 sẽ tác động sâu sắc đến tương lai chính trị phân cực ở Thái Lan.

Kết quả sơ bộ cho thấy khoảng 61% cử tri Thái Lan đã ủng hộ dự thảo hiến pháp mới, bất chấp các qui định cho phép quân đội can thiệp sâu vào chính trường và sự phản đối của các chính đảng lớn ở nước này (Đảng Dân chủ và Đảng Peua Thai). Câu hỏi trưng cầu dân ý thứ hai cũng đã được thông qua, mở đường cho việc lựa chọn một thủ tướng không được dân bầu.
Nhung he qua cua trung cau dan y Hien phap Thai Lan
 Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok kêu gọi cử tri tham gia trưng cầu dân ý về hiến pháp Thái Lan mới. Ảnh channelnewsasia.com
Kết quả trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới của Thái Lan sẽ mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sau hơn ba năm quân đội lật đổ một chính quyền dân cử trong 5 năm 2014, nhân danh khôi phục ổn định chính trị và chống tham nhũng.
Người cầm đầu đảo chính, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cam kết tổ chức tổng tuyển cử trong năm 2017, bất chấp kết quả trưng cầu dân ý về hiến pháp mới như thế nào. Nếu trưng cầu dân ý thất bại, tướng Prayut sẽ đơn phương áp đặt một dự thảo hiến pháp nữa.
Những người soạn thảo và những người ủng hộ nói rằng đây là hiến pháp "chống tham nhũng", quy định mới của hiến phápsẽ hạn chế các đảng chính trị và các chính trị gia được bầu “thực hiện các chính sách, biện pháp mị dân từng giúp hai thủ tướng bị lật đổ Thaksin và Yingluck Shinawatra giành chiến thắng trong những cuộc bầu cử tiếp theo. Hiến pháp mới cung trao quyền cho quân đội bổ nhiệm Thượng viện và cấm cửa các chính trị gia được bầu bị coi là tham nhũng.
Hiện có nhiều cánh diễn đạt việc cử tri Thái Lan ủng hộ dự thảo hiến pháp mới này.
Phương tiện truyền thông Thái Lan mô tả kết quả trưng cầu dân ý là một sự bác bỏ các đảng chính trị thành danh và quay trở lại với nguyên trạng trước đảo chính. Những người ủng hộ chế độ nói thông điệp chống tham nhũng của hiến pháp mới đã có tác động lớn đến cử tri ở cơ sở. Trong khi đó, những người chỉ trích nói rằng hiến pháp mới này là đàn áp tự do dân chủ.
Cuộc trưng cầu dân ý cho thấy dân chúng Thái Lan chấp nhận hy sinh một số quyền tự do dân chủ nhất định để đổi lấy sự ổn định và thống nhất.
Một số chính khách cho rằng kết quả trưng cầu dân ý ngày 7/8 phản ánh nguyện vọng của dân chúng muốn Thái Lan nhanh chóng trở lại với bầu cử dân chủ. Theo các nhà phân tích, kết quả này tương tự như kết quả bỏ phiếu về một bản hiến pháp ít dân chủ do quân đội soạn thảo trong năm 2007. Hiến pháp ít dân chủ này đã được 58% cử tri Thái Lan ủng hộ và dẫn đến một chính phủ thân Thaksin lên nắm quyền.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters vào ngày 4 tháng 8, Thủ tướng bị lật đổ và đang sống lưu vong Thaksin gọi dự thảo hiến pháp Thái Lan lần này là à một "sự điên rồ" nhằm duy trì chính quyền quân sự và nếu được thông qua, nó sẽ gây ra "ác mộng của sự mâu thuẫn”.
Trên trang Facebook cá nhân, cựu Thủ tướng Yingluck cũng kêu gọi những người ủng hộ “nói không” với dự thảo hiến pháp được quân đội hậu thuẫn. Thế nhưng, 58% cử trị ở phía bắc Thái Lan - quê hương của dòng họ Thaksin - vẫn bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp ít dân chủ mới. Chỉ có thành lũy đông của Đảng Peua Thai ở đông bắc Thái Lan là khu vực duy nhất để bỏ phiếu bác bỏ hiến pháp mới (51%), thấp hơn nhiều so với 63% bác bỏ dự thảo hiến pháp năm 2007.
Ngay sau khi các hòm phiếu đóng cửa trong ngày 7/8, “Mạng lưới Châu Á vì bầu cử tự do” (ANFREL), một cơ quan giám sát bầu cử độc lập, cho biết cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp Thái Lan mới đã diễn ra "tương đối trót lọt|” và các nhân viên bầu cử là làm việc một cách "chuyên nghiệp".
Cả đảng Peua Thai lẫn Đảng Dân chủ đều chấp nhận kết quả trưng cầu dân ý. Chủ tịch Đảng Dân chủ Abhisit cho biết ông chấp nhận ý chí của nhân dân.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để Thủ tướng Prayut thực hiện được nhiệm vụ “bán dân chủ” của ông trong khi các quan chức chính quyền chuẩn bị nền tảng pháp lý cho việc tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017. Một số nhà quan sát tiên đoán một chính quyền quân sự Thái Lan sẽ tận dụng kết quả trưng cầu dân ý để củng cố hơn nữa cái gọi là “nhà nước cảnh sát” để trấn áp các đối thủ nhân danh duy trì sự ổn định và an ninh trước tổng tuyển cử.
Những người khác tự hỏi liệu các cuộc tổng tuyển cử mà Tướng Prayut đã hứa có bị hoãn hoặc thậm chí bị đình chỉ trong bối cảnh những lo ngại gia tăng về sức khỏe ốm yếu của Quốc vương Bhumibol Adulyadej (88 tuổi) và tương lai của chế độ quân chủ sau sự vị đầu tiên của Thái Lan trong hơn bảy thập kỷ qua.
Minh Châu (Theo The Diplomat)

Bình luận(0)