Biển Đông: Trung Quốc hung hăng khi bị dồn vào chân tường

Google News

(Kiến Thức) - Phán quyết của Tòa Trọng tài đã dồn Trung Quốc vào chân tường và khiến cho Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn nhằm đảo ngược thất bại về pháp lý.

Phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye là chiến thắng của Philippines trước tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc. Tòa Trọng tài phán rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi “quyền lịch sử” trong phạm vi cái gọi là “đường chín đoạn” ở Biển Đông và rằng không một tính năng đất nào ở quần đảo Trường Sa đáp ứng các tiêu chí của một hòn đảo để Trung Quốc - hay bất kỳ nước nào khác - có thể sử dụng để khẳng định một khu vực đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (EEZ).
Nhiều quốc gia - trong đó có Mỹ, Australia và Nhật Bản - hoan nghênh phán quyết nói trên của Tòa Trọng tài và hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.
Bien Dong: Trung Quoc hung hang khi bi don vao chan tuong
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye, Trung Quốc nhiều lần đem máy bay ném bom chiến lược H-6K tuần tra trên không phận bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh Weibo 
Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye và tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi "của nước này trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng phán quyết của Tòa Trọng tài là không hợp lệ và Trung Quốc không "chấp nhận” phán quyết này. Mặc dù mục đích ban đầu của Tòa Trọng tài là nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, phán quyết của tòa sẽ có những hậu quả khôn lường đối với an ninh khu vực.
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã phá vỡ "sự mơ hồ” 'trong tranh chấp Biển Đông, bằng cách bác bỏ tất cả các “yêu sách lịch sử” của Trung Quốc.
Nhưng sẽ là ngây thơ nếu cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài có thể giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông. Từ xưa đến này, không có một cường quốc lớn nào chấp nhận một phán quyết pháp lý quốc tế gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ. Các kết quả ngoài ý muốn của Tòa Trọng tài sẽ là sự leo thang liên tục trong tranh chấp Biển Đông bởi vì không một quốc gia nào trong khu vực có đủ sức mạnh để đối chọi với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù Trung Quốc đã nói rõ trong năm 2013 rằng nước này không theo đuổi vụ kiện Biển Đông của Philippines và không công nhận thẩm quyền của các trọng tài, phán quyết của Toà Trọng tài là một thất bại lớn về ngoại giao đối với Trung Quốc. Tuy cực lực bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye, nhưng Trung Quốc đã bị mất thể diện trước cộng đồng quốc tế.
Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều này có thể thách thức quyền lực của ông ta ở trong nước. Chính vì vậy mà ông Tập ra sức chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông và kích động chủ nghĩa dân tộc trong xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ có những hành động nguy hiểm hơn ở Biển Đông, khi nước này cảm thấy mất thể diện và bị dồn ép vào chân tường. Mặc dù chưa rõ Trung Quốc làm thế nào để lấy lại “thể diện”, những rõ ràng Bắc Kinh đang ráo riết quân sự hóa Biển Đông, thông qua các cuộc tập trận bắn đạn thật và tuần tra bằng máy bay ném bom, chiến đấu cơ trên các tính năng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Mặc dù phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye đã khởi đầu một giai đoạn mới trong tranh chấp Biển Đông, nhưng phán quyết này sẽ không thay đổi bản chất của chính trị của thế giới hiện nay vốn dựa nhiều vào sức mạnh hơn luật pháp quốc tế.
Theo bài viết đăng trên trang mạng The National Interest, việc ép buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề. Đã đến lúc các nước hữu quan cần đến một giải pháp ngoại giao để tránh làm leo thang căng thẳng và tìm kiếm một đường hướng thích hợp để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Minh Châu (Theo The National Interest)

Bình luận(0)