Một cái tát đối với các nước Đông Âu và Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Theo kết quả thăm dò gần đây, đa số người Đức là chống lại việc Berlin giúp các nước đồng minh NATO về quân sự trong trường hợp bị Nga tấn công.

Kết quả  một cuộc thăm dò của Pew Research Center cho thấy hầu hết người Đức phản đối giúp đồng minh NATO về quân sự, trong trường hợp  một đối tác NATO bị Nga tấn công.
Mot cai tat doi voi cac nuoc Dong Au va My
Người biểu tình ở Đức với biểu ngữ "Ngăn chặn NATO! Không tiến hành chiến tranh chống Nga".
Kết quả  thăm dò này là không mấy ngạc nhiên.  Năm ngoái,  một cuộc thăm dò do Quỹ Marshall Đức cho thấy đa số người Đức cho rằng Berlin cần  độc lập hơn với Washington về chính sách an ninh và đối ngoại.
Kết quả thăm dò ý kiến mới này đặt vấn đề nghi vấn nền tảng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, cụ thể là Điều 5 của Hiệp ước NATO. Trong hiệp ước NATO soạn thảo năm 1949, có điều khoản "các bên nhất trí rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước Châu Âu hoặc Bắc Mỹ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước thành viên NATO”.
Hơn 60 năm sau, phần lớn người Đức cho rằng điều khoản cốt lõi của Hiệp ước NATO này đã lỗi  thời.
Viện trợ quân sự cho một nước khu vực Baltic trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược của người Nga ư?  Khoảng 58% người Đức đã trả lời là “không” và đó không phải thực sự là những gì mà chúng tôi nghĩ về phòng ngự tập thể.
Thông điệp mà người Đức gửi tới các nước Baltic, i Ba Lan và người Mỹ là  “Nếu mọi thứ thực sự trở nên nghiêm trọng, chúng tôi có thể hỗ trợ các bạn về mặt đạo đức, nhưng chắc chắn không phải quân sự”.
Nếu Đức và hai đối tác lớn khác trong NATO  không sẵn sàng để cung cấp cho viện trợ quân sự cho một thành viên liên minh trong trường hợp khẩn cấp, thì sự xói mòn của Hiệp ước NATO có thể đã bắt đầu. Nếu quả thực là như vậy, đã đến lúc người ta hoặc là phản đối “xu hướng nguy hiểm” này để cứu Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương  hoặc phải có một sự lựa chọn thay thế phù hợp với thực tế hiện nay.
Thật không may, lịch sử cho thấy rằng không phải người Đức và cũng không phải là người Châu Âu là những người có khả năng lựa chọn một trong hai giải pháp này.
Minh Châu (Theo DW)

Bình luận(0)