Nước Nga cần có nhiều phản ứng khác nhau đối với những thách thức mà quốc gia này đang đối mặt khi bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và thể hiện thái độ cứng rắn hoặc đối mặt với nguy cơ bị coi là yếu đuối, theo như nhà phân tích ngoại giao Mỹ Srdja Trifkovic.
Ông Srdja Trifkovic nhận định: “Nước Nga đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và đã đến lúc quốc gia này phải cho thấy sự cứng rắn của mình vì đó là cách giải quyết duy nhất. Nếu như bạn cứ chịu đòn mà không có sự phản ứng thích đáng hay thái độ nửa vời thì đối phương sẽ chỉ làm bạn thêm tổn thương vì thái độ đó sẽ không được xem như biện pháp hòa giải mà là yếu điểm chết người”.
|
Chuyên gia ngoại giao Srdja Trifkovic |
Nga cần có một sự thay đổi chính sách và cho phương Tây thấy, đặc biệt là Mỹ, sức mạnh và khả năng của mình trên trường quốc tế. Nhưng việc tiếp tục sản xuất động cơ cho tên lửa American Saturn V dùng để phóng vệ tinh do thám của Mỹ không phải là một việc như thế. Ông Srdja Trifkovic giải thích: “Một sự phản ứng thích đáng cho những lệnh trừng phạt nên là “chúng tôi đã bán hết trái phiếu kho bạc, và cũng sẽ không bao giờ mua chúng nữa, và đến năm 2020 mọi sự cung cấp dầu mỏ và khí đốt của Liên bang Nga sẽ được chi trả bằng đồng Euro, franc Thụy Sỹ, Yên, nhưng không phải bằng USD”.
Nước Mỹ hiện nay vẫn duy trì quyền lực của mình bằng cách in tiền USD không giới hạn. Nên nếu Nga dừng việc sử dụng đồng USD trong những thương vụ lớn, thị trường tài chính thế giới sẽ trải qua những sự thay đổi “thú vị”.
Ông Trifkovic còn nói: “Nếu như Nga tuyên bố trước khi EU đưa ra những lệnh trừng phạt đợt 2 rằng họ sẽ đánh thuế phụ thu là 25% cho mọi xe nhập khẩu từ EU, thì khi đó sẽ không còn đợt trừng phạt nào cả”.
Mức thuế 25% sẽ khiến các nhà sản xuất xe hơi tại châu Âu như Mercedes – Benz, Volkswagen, Jaguar và BMW gây ảnh hưởng lên những người lãnh đạo đất nước để hợp tác với Nga.
|
Những chiếc áo với những dòng chữ phản đối lệnh trừng phạt của người Nga |
Ông Srdja Trifkovic cũng nghĩ rằng nước Nga “chỉ cần đặt mức thuế 2500%” cho mọi máy bay chở hàng từ những quốc gia đặt lệnh trừng phạt lên nước này. Với mức thuế cao không tưởng như vậy, nhiều hành khách cũng như doanh nhân sẽ chuyển sang sử dụng các hãng hàng không châu Á, từ đó gây sức ép lên những nhà lãnh đạo phải chịu ngồi vào bàn đàm phán với
Nga để gỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Cũng theo vị giáo sư này, sẽ không có thỏa thuận hợp lý nào giữa Nga và phương Tây khi mà hai bên vốn đã luôn là đối thủ của nhau. Vậy nên để gỡ bỏ lệnh trừng phạt cần có một sự thay đổi chính sách toàn diện, mang tính cải tạo và một thái độ cứng rắn.
Lệnh trừng phạt mới nhất của phương Tây được đặt ra hôm 12/9, nhắm vào những ngân hàng lớn nhất của Nga, các công ty dầu mỏ và quốc phòng, cũng như vài cá nhân nhất định. Các công ty bị cấm tiếp cận những thị trường quan trọng của châu Âu, trong khi những cá nhân thì bị câm nhập cảnh và đóng băng tài sản.