Trong vòng 2 tháng qua, Tân Cương đã chứng kiến một số vụ tấn công bạo lực. Cụ thể, vào khoảng 19h ngày 30/4, vụ nổ bom kinh hoàng ở nhà ga thủ phủ khu tự trị Tân Cương, làm 3 người thiệt mạng và gần 80 người khác bị thương. Những kẻ tấn công đã dùng dao đe dọa và sau đó đặt thuốc nổ khi một chuyến tàu chở khách từ Thành Đô vừa dừng tại ga. Nhận xét về vụ việc này, Giáo sư Đại học Rian Thum cho biết, việc sử dụng vật liệu nổ và vị trí của vụ nổ ngày 30/4 mang một hàm ý khá sâu sắc, đánh dấu sự chuyển biến mới đáng báo động trong phương thức và mục tiêu các vụ tấn công khủng bố do nhóm người Duy Ngô Nhĩ thực hiện. Một vụ nữa cần kể tới ở Tân Cương đó là vụ nổ ở một khu chợ trời gần công viên Nhân dân ở Urumpi lúc 7h50 sáng 22/5. Con số thương vong của vụ này, theo hãng tin Tân Hoa Xã, là ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương. Cuối cùng, trụ sở cảnh sát huyện Yecheng (ảnh trên), Khu tự trị Tân Cương đã một phen lao đao khi một chiếc ô tô mang theo chất nổ đâm vào sáng ngày 21/6. Kết quả là, 13 tên tấn công đã bị cảnh sát tiêu diệt. Trước đó, vào ngày 28/10/2013, một chiếc xe tải đã lao vào đám đông du khách đang tham quan Quảng trường Thiên An Môn làm 5 người thiệt mạng. 3 kẻ tấn công trong vụ này đã bị tuyên án tử hình trong phiên xét xử ngày 16/6/2014. Đó là một số vụ điển hình trong số hàng chục vụ tấn công mà nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thực hiện. Trước tình hình bất ổn đó, ngày 23/5, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chiến dịch chống khủng bố trên khắp cả nước. Phạm vi chiến dịch nằm chủ yếu là ở Tân Cương. Trong ảnh, ngày 23/5, dòng xe bọc thép chở binh sĩ Trung Quốc chạy dọc theo các tuyến phố chính ở thủ phủ Urumpi nhân dịp triển khai chiến dịch.
Chiến dịch này huy động mọi lực lượng như quân đội, cảnh sát vũ trang tại khu tự trị Tân Cương. Các đối tượng chính của chiến dịch này nhằm vào đó là các phần tử khủng bố, các nhóm cực đoan, điểm sản xuất vũ khí và các trại huấn luyện. Với những nỗ lực trong vòng 1 tháng qua, ngày 23/6, phía chính quyền Trung Quốc đã công bố một số kết quả ban đầu của chiến dịch này. Theo đó, 315 người đã bị đưa ra xét xử. 13 trong số đó đã bị tòa án tuyên tử hình.
Trong vòng 2 tháng qua, Tân Cương đã chứng kiến một số vụ tấn công bạo lực. Cụ thể, vào khoảng 19h ngày 30/4, vụ nổ bom kinh hoàng ở nhà ga thủ phủ khu tự trị Tân Cương, làm 3 người thiệt mạng và gần 80 người khác bị thương. Những kẻ tấn công đã dùng dao đe dọa và sau đó đặt thuốc nổ khi một chuyến tàu chở khách từ Thành Đô vừa dừng tại ga.
Nhận xét về vụ việc này, Giáo sư Đại học Rian Thum cho biết, việc sử dụng vật liệu nổ và vị trí của vụ nổ ngày 30/4 mang một hàm ý khá sâu sắc, đánh dấu sự chuyển biến mới đáng báo động trong phương thức và mục tiêu các vụ tấn công khủng bố do nhóm người Duy Ngô Nhĩ thực hiện.
Một vụ nữa cần kể tới ở Tân Cương đó là vụ nổ ở một khu chợ trời gần công viên Nhân dân ở Urumpi lúc 7h50 sáng 22/5.
Con số thương vong của vụ này, theo hãng tin Tân Hoa Xã, là ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương.
Cuối cùng, trụ sở cảnh sát huyện Yecheng (ảnh trên), Khu tự trị Tân Cương đã một phen lao đao khi một chiếc ô tô mang theo chất nổ đâm vào sáng ngày 21/6. Kết quả là, 13 tên tấn công đã bị cảnh sát tiêu diệt.
Trước đó, vào ngày 28/10/2013, một chiếc xe tải đã lao vào đám đông du khách đang tham quan Quảng trường Thiên An Môn làm 5 người thiệt mạng. 3 kẻ tấn công trong vụ này đã bị tuyên án tử hình trong phiên xét xử ngày 16/6/2014.
Đó là một số vụ điển hình trong số hàng chục vụ tấn công mà nhóm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thực hiện. Trước tình hình bất ổn đó, ngày 23/5, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chiến dịch chống khủng bố trên khắp cả nước. Phạm vi chiến dịch nằm chủ yếu là ở Tân Cương. Trong ảnh, ngày 23/5, dòng xe bọc thép chở binh sĩ Trung Quốc chạy dọc theo các tuyến phố chính ở thủ phủ Urumpi nhân dịp triển khai chiến dịch.
Chiến dịch này huy động mọi lực lượng như quân đội, cảnh sát vũ trang tại khu tự trị Tân Cương. Các đối tượng chính của chiến dịch này nhằm vào đó là các phần tử khủng bố, các nhóm cực đoan, điểm sản xuất vũ khí và các trại huấn luyện.
Với những nỗ lực trong vòng 1 tháng qua, ngày 23/6, phía chính quyền Trung Quốc đã công bố một số kết quả ban đầu của chiến dịch này. Theo đó, 315 người đã bị đưa ra xét xử. 13 trong số đó đã bị tòa án tuyên tử hình.