Bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu

Google News

(Kiến Thức) - Thất cử cấp bang của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho thấy rõ bốn thất bại quan trọng của EU trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.

Bài bình luận đăng trên báo Le Monde của nhà báo Sylvie Kauffman, số ra ngày 13-14/3/2016, liệt kê bốn thất bại quan trọng của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay.
Bon that bai quan trong cua Lien minh Chau Au
Thủ tướng Đức Angela Merkel nếm trái đắng của cuộc khủng hoảng tị nạn, qua các cuộc bầu cử cấp bang.
Thứ nhất là sự chia rẽ Đông-Tây ngay trong nội bộ Liên minh Châu Âu. Cuộc khủng khoảng tị nạn đã bộc lộ những bất đồng giữa hai khối Tây Âu và Đông Âu. Giữa hai khối không có cùng cách nhìn về tình hình khủng hoảng. Việc khối Đông Âu từ chối nhận người tị nạn Hồi giáo bị các nước Tây Âu xem như là động thái phản dân chủ.
Thứ hai, nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng tị nạn là đầu tàu Pháp-Đức, vốn gặp phải nhiều trắc trở trong cuộc khủng hoảng nợ công. Nếu như trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cả hai nguyên thủ Pháp và Đức cùng nhau sát cánh để đối đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì nay Paris đã bỏ rơi Berlin. Thủ tướng Đức Angela Merkel giờ phải học cách tự xoay sở trong cuộc khủng hoảng tị nạn này cùng với vụ “Brexit” (nguy cơ Vương quốc Anh rời Liên minh Châu Âu).
Thứ ba, làn sóng tị nạn cho thấy rõ thất bại về tinh thần của Liên minh Châu Âu. Các nền tảng cơ bản : bao dung, nhân quyền và tính đa dạng đang bị xói mòn, nhường chỗ cho sự đi lên của các phong trào dân túy, nhờ vào cuộc khủng hoảng tị nạn. Ngay cả đối với những nước được cho là rất rộng lượng như Thụy Điển cũng công khai nhìn nhận phải có một “ngưỡng” nào đó cho sự bao dung.
Cuối cùng là sự nghịch lý của Khối Schengen, không gian tự do lưu thông. Cũng như Khối đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), Khối Schengen cũng có những thế khó xử ngay trong nội bộ EU. Không gian tự do đi lại được hình thành theo tính chất liên bang mà không lại không có các công cụ liên bang để quản lý.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn cho thấy là không gian tự do đi lại trong nội bộ Khối Schengen chỉ có thể vận hành được nếu như đường biên giới bên ngoài được một cơ chế mang tầm cỡ trên quốc gia quản lý, như Frontex chẳng hạn.
Nếu các quốc gia thành viên vẫn không đạt được một đồng thuận nào trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn, thì chỉ còn một lối thoát duy nhất: khai tử Khối Schengen - nạn nhân cuối cùng của thảm kịch di dân hiện nay.
Video Pháp giải tán trại tị nạn Jungle Calais (Nguồn Daily Mail):

Minh Châu (TH)

Bình luận(0)