Các lực lượng Iraq được hậu thuẫn của các chiến binh bộ tộc đang tiến vào sa mạc phía tây giáp với Syria để tấn công những pháo đài cuối cùng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
|
Cục diện chiến trường ở Syria và Iraq đến ngày 14/9/2017. Bản đồ: Southfront |
Sau khi đánh đuổi phiến quân IS khỏi tỉnh Nineveh hồi đầu năm nay, chính phủ Iraq đã nhắm tới thị trấn Hawija ở phía bắc Baghdad cũng như các thị trấn Al-Qaim, Rawa và Anna ở sa mạc phía tây nước này.
Có lẽ, chiến trường ác liệt nhất giữa các lực lượng Iraq và phiến quân IS sẽ là thị trấn Al-Qaim, một thị trấn nằm sát biên giới Iraq-Syria mà ngay cả quân Mỹ cũng không thể chinh phục nổi.
Cuộc chiến ở Al-Qaim sẽ vô cùng ác liệt không chỉ vì nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở đây có lực lượng đặc biệt thiện chiến lên đến vài ngàn tay súng mà còn vì phiến quân IS nhận được sự ủng hộ của 100.000 cư dân thị trấn này.
|
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở thị trấn Al-Qaim có lực lượng đặc biệt thiện chiến lên đến vài ngàn tay súng. Ảnh: AMN |
Nếu kể cả các vùng nông thôn và các thị trấn nhỏ xung quanh Al-Qaim, con số những người ủng hộ IS không chỉ dừng ở mức 100.000 mà có thể nhanh chóng tăng lên đến khoảng nửa triệu người.
Trong thời kỳ chiếm đóng Iraq từ năm 2003 đến năm 2011, Thủy quân lục chiến Mỹ chưa bao giờ đánh bại hoàn toàn cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở thị trấn Al-Qaim.
Mặc dù đã phá hủy nhiều tài sản của quân nổi dậy trong giai đoạn 2004-2005, nhưng Thủy quân lục chiến Mỹ chưa bao giờ kiểm soát hoàn toàn thị trấn Al-Qaim.
|
Lính thủy đánh bộ Mỹ lục soát từng nhà ở thị trấn Al-Qaim. Ảnh: Getty |
Sự oán giận của cư dân thị trấn đối với quân xâm lược và tinh thần sẵn sàng hy sinh thân mình đã dẫn đến việc Al-Qaim có một lực lượng thánh chiến cảm tử tấn công quân Mỹ và binh sĩ Iraq mọi lúc, mọi nơi và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Không giống như các khu vực khác ở Iraq, cuộc nổi dậy của người Sunni ở đây ban đầu khá là thế tục và sau đó trở nên cực đoan do một số yếu tố bên trong và bên ngoài kết hợp với nhau. Cuộc kháng chiến mà quân đội Mỹ vấp phải ở Al-Qaim và khu vực xung quanh đã gần như hoàn toàn có tính chất thánh chiến ngay từ ban đầu.
Cuối cùng, lực lượng Mỹ đã phải rút lui, chỉ để lại một căn cứ (Camp Gannon) bên ngoài thị trấn Al-Qaim và từ bỏ nỗ lực bình định thị trấn của người Hồi giáo Sunni này. Đến thời điểm đó, các lực lượng an ninh Iraq – vốn bị các cư dân thị trấn xua đuổi - đã rời khỏi các khu định cư và khu vực xung quanh thị trấn Al-Qaim.
Khi Các lực lượng Iraq tiến vào khu vực xung quanh al-Qaim, có thể họ sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của hàng ngàn tay súng IS có nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu với quân đội Mỹ. Không những thế, phiến quân IS ở đây lại được chiến đấu trong một không gian quen thuộc mà họ đã chuẩn bị sẵn nhiều năm và nhận được sự hỗ trợ của hàng chục ngàn thường dân.
Các tay súng IS còn được hàng trăm nghìn người Hồi giáo Sunni hậu thuẫn về tinh thần. Đó là những người không hề muốn sống với cái mà họ gọi là chế độ bị những kẻ “bội giáo” Shiite thao túng và chịu sử điều khiển của "những ké ngoại đạo Thập tự chinh" (Mỹ). Với thái độ chống đối này, một tỷ lệ đáng kể cư dân ở đây sẽ đứng lên chống lại các lực lượng Iraq, khi họ tiến vào Al-Qaim đánh phiến quân IS.