|
Tòa nhà 8B Lê Trực đang bị cưỡng chế.
|
Trước đó, ngày 4/3, ông Trần Mạnh Quân – Chủ tịch UBND phường Điện Biên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) ra thông báo gửi đến chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng tại công trình trên theo Quyết định số 32 ngày 9/1/2016 của UBND quận Ba Đình.
Chủ đầu tư đã đề nghị Thành phố cho tự tháo dỡ phần sai phạm. Tuy nhiên, quá trình triển khai rất chậm, không đảm bảo tiến độ, mới chỉ tháo dỡ được hai tầng tum, buồng kĩ thuật thang máy và tầng 19 sai phạm chưa tháo dỡ.
Tòa nhà 8B Lê Trực từng được biết đến gồm 1 trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán hoặc cho thuê và 2 nhà vườn. Tuy nhiên, báo cáo của TP.Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 30.9 nêu rõ: Chủ đầu tư đã xây dựng tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69m (vượt khoảng 16m, tương đương với 5 tầng).
Trước đó, từ năm 2007, Hà Nội đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho phép Cty cổ phần May Lê Trực được chuyển mục đích sử dụng phần đất nằm ngoài phạm vi mở đường để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê. Đến ngày 14.11.2013, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) số 01121001662 cho Nhà đầu tư là Cty cổ phần May Lê Trực thực hiện dự án.
Về vấn đề quản lý quy hoạch, đại diện lãnh đạo thành phố dẫn lại Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 năm 1998, khu đất dự án thuộc ô quy hoạch ký hiệu L30 có chức năng nhà ở chung cư. Đến năm 2008, khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch trục đường này, ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; MĐXD 64%; cao 4-17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã.
Tháng 4.2013, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhận được “đơn kêu cứu” của Cty CP may Lê Trực, xin được tiếp tục dự án xây cao ốc vì “nếu phải phê duyệt lại sẽ dẫn đến dự án tiếp tục chậm thêm 2-3 năm nữa sẽ đẩy các cổ đông, gần 400 cán bộ công nhân viên tại Cty cổ phần may Lê trực đến thua lỗ và lâm vào cảnh khốn cùng”.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khi đó đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, giữ nguyên phương án quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình; giảm chiều cao công trình theo Quy hoạch chung Hà Nội và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình (chiều cao tối đa bằng công trình Nhà làm việc Quốc hội).
Ngày 12.7.2013, lãnh đạo thành phố báo cáo Thủ tướng, xin cho dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai. Chỉ tiêu xây dựng có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44m (thấp hơn Nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận ngày 16.3.2009).
Hà Nội cũng dẫn lại công văn của Bộ Xây dựng, nên ý kiến thống nhất với đề nghị của Hà Nội, cho phép tiếp tục dự án cao tốc tại số 8B Lê Trực theo phương án 2 (chủ đầu tư đề xuất) là thiết kế toà nhà dạng giật cấp, cấp công trình thứ nhất, phía Lê Trực có tầng cao 15 tầng với chiều cao là 44m, cấp công trình thứ 2 có khoảng lùi 15-17m về hướng Tây cao 50m, trên mái có tum thang kết hợp tầng kỹ thuật đến đỉnh tum thang cao 53m, mật độ xây dựng giữ nguyên 64%.
Báo cáo Thủ tướng về dự án trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B Lê Trực, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội xác nhận, có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thi công, xây dựng toà nhà, cả trong giai đoạn chưa cấp phép lẫn khi công trình đã được cấp phép xây dựng. Trong đó, chủ đầu tư không thực hiện việc xây giật cấp từ tầng 8 (phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế từ phía đường Trần Phú kéo dài).
Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây nhưng Chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Về chiều cao công trình, theo Giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m. Hiện Chủ đầu tư đã xây dựng tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69m (vượt khoảng 16m, tương đương với 5 tầng).
Diện tích sàn đã xây dựng khoảng 36.000 m2, cũng tăng khoảng 6.126 m2 so với giấy phép xây dựng (29.874 m2).
Những vi phạm xây dựng của Chủ đầu tư về quy mô, khối tích công trình cả về chiều cao và chiều rộng là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc khu vực.