Nhắc tới những quốc gia giàu có nhất thế giới, người ta thường nghĩ ngay tới Mỹ hoặc các nước Tây Âu, bởi đây là 2 khu vực sở hữu các quốc gia phát triển nhất thế giới. Nhưng trên thực tế, các nước Bắc Âu cũng giàu có không kém và có cuộc sống vô cùng hạnh phúc.
Theo trang Tradingeconomics, tính tới cuối năm 2017, GDP/người/năm của 3 nước Đức – Pháp- Anh trung bình đạt khoảng hơn 40.000 USD. Còn 5 quốc gia ở Bắc Âu thì có GDP/người/năm vượt xa con số này. Na Uy có GDP/người/năm hơn 90.000 USD, Iceland là hơn 49.000 USD, Thụy Điển và Đan Mạch đều đạt hơn 60.000 USD. Nước “nghèo” nhất là Phần Lan cũng có GDP/người/năm đạt 47.000 USD.
Bên cạnh đó, Bắc Âu còn xây dựng hệ thống an sinh xã hội hoàn hảo nhất thế giới, hầu hết các dịch vụ đều miễn phí. Trẻ em Bắc Âu được chính phủ nuôi hoàn toàn từ khi ra đời cho tới khi tốt nghiệp đại học.
|
Khu vực Bắc Âu luôn chìm trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. |
Một trong những nguyên nhân tạo nên cuộc sống giàu có, hạnh phúc ở Bắc Âu là do dân số ít nhưng tài nguyên lại dồi dào. Tọa lạc ở vùng vĩ độ cao, các nước Bắc Âu có thời tiết lạnh giá vô cùng khắc nghiệt. Vì vậy, nơi đây vốn dĩ rất neo người. Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan chỉ có hơn 5 triệu người, Iceland thậm chí còn ít hơn, chỉ có hơn 300.000 người. Đan Mạch đông dân nhất cũng chỉ có 10 triệu người. Hay nói cách khác, vùng Bắc Âu rộng hơn 1,4 triệu km2 chỉ chứa vỏn vẹn hơn 20 triệu người. Tuy nhân lực không nhiều nhưng Bắc Âu lại có nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm dầu mỏ, khí đốt và các nguồn năng lượng địa nhiệt. Na Uy là một trong số các nước sản xuất và khai thác dầu mỏ lớn, ngoài ra còn có nhiều quặng sắt, mỏ than. Tài nguyên ngư nghiệp, lâm nghiệp ở đây cũng hết sức phong phú.
Lý do thứ 2 khiến Bắc Âu giàu “nứt đố đổ vách” là nhờ đổ tiền vào kinh tế. Những nước thường chi bộn tiền để phát triển quân sự như Nga sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đầu tư vào kinh tế. Trái lại, các nước Bắc Âu đầu tư rất ít vào lĩnh vực quân sự. 80% lượng tài chính của Bắc Âu được dùng để phát triển kinh tế. Ngoài ra, họ cũng tập trung đầu tư vào an sinh xã hội.
Đương nhiên không thể không kể đến yếu tố thứ 3 – giáo dục và công nghệ. Bắc Âu là khu vực chú trọng giáo dục nhất thế giới. Tại đây, trẻ em sẽ được chính phủ nuôi lớn cho tới khi tốt nghiệp đại học. Thậm chí, các em có thể ra nước ngoài du học hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh giáo dục, các nước Bắc Âu cũng rất chú trọng phát triển, cách tân và thúc đẩy phát triển công nghệ. Do đó, tố chất và kiến thức của người dân đều rất cao, trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế Bắc Âu phát triển ổn định và bền vững.
|
Tố chất và kiến thức của người góp phần trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế Bắc Âu phát triển. |