Doanh thu thuần 6 tháng của VNR lao dốc gần 40% xuống còn 2.791 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế âm nặng 309 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 141 tỷ đồng. Riêng trong quý 2/2020, VNR báo lỗ 252 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2016-2019, VNR đều đạt lợi nhuận trước thuế ổn định từ 117 tỷ đến 181 tỷ đồng. Trong năm 2019, thu nhập của 9 lãnh đạo VNR từ 339 - 392 triệu đồng/năm, tức chiếm 3.262 tỷ đồng.
|
Năm 2020, VNR lên kế hoạch lỗ tới 1.394 tỷ đồng |
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của VNR giảm 549 tỷ đồng xuống còn 19.741 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là tài sản cố định khi chiếm 13.658 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, vay nợ ngắn và dài hạn vẫn chiếm lần lượt là 2.471 tỷ và 1.654 tỷ đồng. VNR có vốn điều lệ 3.183 tỷ đồng, trong khi đó nguồn kinh phí và các quỹ khác lên tới 12.433 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, VNR đặt mục tiêu năm 2020 với sản lượng và doanh thu bằng 77% trở lên so với cùng kỳ.
Còn lợi nhuận sau thuế dự kiến âm tới 1.394 tỷ đồng, trong đó từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm 712 tỷ, xử lý tồn tại tài chính từ những năm trước chuyển sang của công ty mẹ, chi phí phải trả, các khoản trích lập dự phòng dự kiến hạch toán đưa vào chi phí trong năm là 682 tỷ đồng.
VNR cho biết, 2 công ty con là Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn (đã tính đến ảnh hưởng từ dự án 7.000 tỷ và dịch Covid-19 dự kiến hết tháng 6 công bố hết dịch) lỗ 618 tỷ đồng.
Công ty mẹ lỗ 168 tỷ, 20 công ty cổ phần đường sắt khác lại có lãi gần 70 tỷ đồng; còn 3 công ty cổ phần khối công nghiệp, cơ khí lãi gần 5 tỷ đồng.
Theo VNR, nhiệm vụ trọng tâm năm nay là tận dụng tối đa thời gian không phong toả, cấp bách sử dụng gói 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020.