Cây rau choại là dạng cây thân thảo dây leo họ dương xỉ, mọc hoang trong các khu rừngỞ Việt Nam, rau choại có nhiều ở các tỉnh miền Tây, từ bờ đê, ven sông suối đến các con lạch nhỏ đều thấy thứ rau này mọc xanh tốtThường sản sinh mạnh vào mùa mưa, vì thế khi gặp trời mưa cây choại sẽ trở mình, vươn những chiếc vòi lá cong vút.Đọt cây choại uốn cong, quấn thành nhiều vòng. Phần thân dưới của cây choại có thể dùng làm dây thừng, lộp đánh cá...Trước đây, người dân miền Tây hái chọt choại về ăn "cứu đói", nó có mặt trong mâm cơm của những người dân nghèoGiờ đây, đọt choại đã vươn mình thành đặc sản ở thành phốỞ Tân Phước, Tiền Giang, bà con hái rau choại bán với giá 30-40 nghìn đồng/kgLoại rau này nhanh hỏng, khó bảo quản nên phải ăn trong ngày, nếu để tủ lạnh cũng chỉ để được 2-3 ngàyRau choại hơi nhớt, bùi, giòn nhẹ nên có thể ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, nấu canh. Là rau rừng tự nhiên nên rất được ưa chuộng, các nhà hàng, khách sạn cũng tìm mua về chế biến món ănVì mang lại giá trị kinh tế, gần đây, người dân địa phương đã trồng đọt choại để bánRau choại không mất công chăm sóc, thu hoạch quanh năm. Anh Khôi (ở Vị Thanh, Hậu Giang) cho biết gia đình anh có mảnh đất 2.000 mét trồng choại, mỗi tháng thu nhập trung bình 8-10 triệu đồng
Cây rau choại là dạng cây thân thảo dây leo họ dương xỉ, mọc hoang trong các khu rừng
Ở Việt Nam, rau choại có nhiều ở các tỉnh miền Tây, từ bờ đê, ven sông suối đến các con lạch nhỏ đều thấy thứ rau này mọc xanh tốt
Thường sản sinh mạnh vào mùa mưa, vì thế khi gặp trời mưa cây choại sẽ trở mình, vươn những chiếc vòi lá cong vút.
Đọt cây choại uốn cong, quấn thành nhiều vòng. Phần thân dưới của cây choại có thể dùng làm dây thừng, lộp đánh cá...
Trước đây, người dân miền Tây hái chọt choại về ăn "cứu đói", nó có mặt trong mâm cơm của những người dân nghèo
Giờ đây, đọt choại đã vươn mình thành đặc sản ở thành phố
Ở Tân Phước, Tiền Giang, bà con hái rau choại bán với giá 30-40 nghìn đồng/kg
Loại rau này nhanh hỏng, khó bảo quản nên phải ăn trong ngày, nếu để tủ lạnh cũng chỉ để được 2-3 ngày
Rau choại hơi nhớt, bùi, giòn nhẹ nên có thể ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, nấu canh. Là rau rừng tự nhiên nên rất được ưa chuộng, các nhà hàng, khách sạn cũng tìm mua về chế biến món ăn
Vì mang lại giá trị kinh tế, gần đây, người dân địa phương đã trồng đọt choại để bán
Rau choại không mất công chăm sóc, thu hoạch quanh năm. Anh Khôi (ở Vị Thanh, Hậu Giang) cho biết gia đình anh có mảnh đất 2.000 mét trồng choại, mỗi tháng thu nhập trung bình 8-10 triệu đồng