Mãn nhãn cây cảnh hình cổng làng
Xuất hiện tại triển lãm cây cảnh, tác phẩm sanh cổ của nghệ nhân Chu Văn Hùng - nghệ nhân Hùng Xiếc (Hà Nội) có hình dáng gần với cổng làng ngoài đời thực với gạch đỏ rêu phong, cây đa cổ thụ.
Cây cảnh dáng cổng làng.
Nhiều người yêu cây cảnh đi qua cũng phải dừng chân ngắm nhìn bởi những tác phẩm tạo nên sự gần gũi, thân quen gợi nhớ về những miền quê yên bình.
Nhìn cây có hai thân luồn trong hai trụ cổng nhưng đang được phá dần ra để lộ thế dáng cuốn hút người xem. Bên cạnh đó điểm độc đáo là hai ngọn kết thành một, uốn lượn trên cổng làng như hình dáng một con rồng.
Cây sanh có tay cành được làm tỉ mỉ và rất hài hòa theo thân rất nghệ thuật.
Bệ rễ tràn rộng tạo thế vững chãi kết hợp với rêu phong trên cổng làng tạo nên vẻ đẹp cổ kính nhưng không mất đi nét đẹp vốn có riêng biệt.
Chia sẻ trên báo Dân Trí, ông Hùng cho biết, ông rất tâm huyết với tác phẩm này. Tác phẩm nhìn có nét gần gũi với bất kỳ ai, chính vì vậy giá cả của cây cũng tùy theo từng sở thích của từng người
Sanh cổ "hồn quê"
Tác phẩm cổng làng có tên "hồn quê" thuộc sở hữu của của ông Hóa taxi (Văn Giang, Hưng Yên). Nhìn tác phẩm gợi nhớ về hình ảnh làng quê ngày xưa được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích.
Cổng làng rêu phong còn mang đến hoài niệm, khiến những người xa quê thổn thức.
Theo chủ nhân của cây này, từng có khách trả 2 tỷ đồng nhưng ông vẫn chưa muốn bán. Tác phẩm cây dáng làng này mô phỏng lại bóng dáng của cây đa đầu làng - một hình ảnh quen thuộc ở các làng quê phía Bắc nước ta.
Cây sanh này có dáng trực, bộ rễ bám chặt vào chiếc cổng làng. Thân cây có những điểm xù xì, lồi lõm để tạo sự già cỗi, phong trần. Cây chỉ có một thân chính duy nhất để tạo sự vững chãi, chắc chắn giữa phong ba bão táp. Chủ nhân của cây còn tạo giếng nước, mái đình ngay cạnh cổng làng và cây sanh này
Sanh cổ "hồn quê" thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.
Đối với chủ nhân cây cảnh này, những chiếc rễ của cây sanh bám vào cổng làng phải trắng tinh như thân. Đó mới thể hiện sự già cỗi, lâu đời như cây đa cổ thụ ở cổng làng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ông chưa muốn bán cho bất kỳ khách nào dù được ngã giá cao.
Cây cảnh "Phố cổ Hà Nội" hút người xem
Cây sanh cổ được tạo tác trong 20 năm theo ý tưởng về bức tranh phố cổ Hà Nội khiến nhiều người trong giới chơi cây cảnh trầm trồ khen ngợi bởi thế dáng độc - lạ, nhiều vị đại gia muốn sở hữu cây trả tiền tỷ nhưng chủ nhân vẫn chưa quyết bán.
Theo tìm hiểu tác phẩm sanh "Phố cổ Hà Nội" được lấy cảm hứng từ bức tranh về Phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phái, ông Nguyễn Văn Ngọ ở Hà Nội đã dành gần 20 năm để uốn nắn, chế tác chậu cây sanh mang hình dáng của bức họa này.
Mặt sau của tác phẩm cây sanh "Phố cổ Hà Nội".
Chủ cây đã dành nhiều thời gian uốn, nắn, chăm sóc trong thời gian dài mới tạo nên tác phẩm độc đáo như hiện nay.
Kiệt tác cây sanh "Phố cổ Hà Nội" này đã có người trả giá 1 tỷ đồng nhưng chủ cây chưa bán, vì cây càng về già càng đẹp và giá trị càng cao hơn nữa.
Cây sanh "Phố cổ Hà Nội" này có khoảng 60 tán, cao khoảng 1,8m, rộng hơn 3m, có rất nhiều rễ bám xuống đất và bao quanh tường của Phố cổ Hà Nội ở vị trí trung tâm.
Từ lâu, cây sanh cảnh đã được các nghệ nhân tạo hình với các dáng đẹp mắt trong nghệ thuật bonsai mang lại giá trị kinh tế cao cho gia chủ cũng như tạo tính thẩm mỹ cho không gian sống. Có những chậu bonsai sanh có giá trị cao lên tới hàng tỷ đồng nhưng vẫn hút nhiều đại gia chơi cây cảnh rút hầu bao.
Cây sanh là loài thân gỗ, tùy theo cách chăm sóc và môi trường sống mà loài cây này có kích thước lớn hay nhỏ khác nhau. Cây sanh sống lâu năm cho tán rộng, lá um tùm nên có thể làm bóng mát ở vườn nhà, sân trường hay ở các khu nghỉ dưỡng...Cây sanh còn giúp mang lại không khí trong lành, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi gây ra. Đặc biệt hiện nay loại cây này còn được giới chơi kiểng ưa chuộng vì ý nghĩa sinh sôi nảy nở, mang tài lộc đến cho gia chủ.