Xuất hiện trong buổi triển sinh vật cảnh TP. Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội năm 2018, kiệt tác sanh cổ có tên “Nghinh phong” của nghệ nhân Đặng Xuân Cường thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Ảnh: Cand.Cây có tuổi đời gần trăm năm, cao khoảng 3m, hội tụ đầy đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ văn” của một cây cảnh đẹp. Ảnh: Dân Việt.Cây sanh cổ được nghệ nhân chăm sóc và uốn, cắt tỉa trên dưới 15 năm. Ảnh: Dân Việt.Theo ông Cường, cây sanh này thuộc giống sanh Hoàng tử, của nghệ nhân Nguyễn Văn Cảnh được thừa hưởng của bố đẻ là nghệ nhân Nguyễn Văn A ở thôn Điền xá, xã Nam Điền, Nam Định. Ảnh: Tintuconline.Bông tán tự nhiên, thân cây uyển chuyển. Ảnh: Dân Việt.Đặc biệt, bộ rễ của tác phẩm sanh cổ "Nghinh phong" bám nêm chặt vào đá càng tạo thêm vẻ đẹp hiếm có. Ảnh: Dân Việt.Điểm đặc biệt của cây "Nghinh phong" này là nghệ nhân đã tận dụng được một cành chiếu thủy, dù theo thông lệ thì ít khi dân chơi cây dùng vì nó là cành âm nhưng ông đã biết cách khai thác đặc điểm riêng đó để nhân nó lên để thành 1 cành chiếu thủy rất đẹp. Ảnh: Dân Việt.Riêng cây "Nghinh phong" này là có 2 thân, 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm gần gốc đi ra tạo thành cành chiếu thủy. Ảnh: Dân Việt.Nhiều năm qua, rất nhiều đoàn khách tìm đến nhà ông Cường chiêm ngưỡng và ngỏ ý muốn mua nhưng ông chưa đồng ý bán. Năm 2011, một người bạn cùng chơi cây cảnh nghệ thuật ngỏ lời đổi hơn 5 sào đất với giá 9 tỷ đồng để mua đứt cây sanh này song ông Cường không bán. Ảnh: Tintuconline.Ông Cường nói: "Đây là một trong số ít cây, tôi tâm đắc, yêu thích nên tôi chưa có ý định chuyển nhượng cho bất cứ ai”. Ảnh: Dân ViệtVideo: Độc đáo đu đủ bonsai chơi tết. Nguồn: VTV24
Xuất hiện trong buổi triển sinh vật cảnh TP. Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội năm 2018, kiệt tác sanh cổ có tên “Nghinh phong” của nghệ nhân Đặng Xuân Cường thu hút sự chú ý của đông đảo khách tham quan. Ảnh: Cand.
Cây có tuổi đời gần trăm năm, cao khoảng 3m, hội tụ đầy đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ văn” của một cây cảnh đẹp. Ảnh: Dân Việt.
Cây sanh cổ được nghệ nhân chăm sóc và uốn, cắt tỉa trên dưới 15 năm. Ảnh: Dân Việt.
Theo ông Cường, cây sanh này thuộc giống sanh Hoàng tử, của nghệ nhân Nguyễn Văn Cảnh được thừa hưởng của bố đẻ là nghệ nhân Nguyễn Văn A ở thôn Điền xá, xã Nam Điền, Nam Định. Ảnh: Tintuconline.
Bông tán tự nhiên, thân cây uyển chuyển. Ảnh: Dân Việt.
Đặc biệt, bộ rễ của tác phẩm sanh cổ "Nghinh phong" bám nêm chặt vào đá càng tạo thêm vẻ đẹp hiếm có. Ảnh: Dân Việt.
Điểm đặc biệt của cây "Nghinh phong" này là nghệ nhân đã tận dụng được một cành chiếu thủy, dù theo thông lệ thì ít khi dân chơi cây dùng vì nó là cành âm nhưng ông đã biết cách khai thác đặc điểm riêng đó để nhân nó lên để thành 1 cành chiếu thủy rất đẹp. Ảnh: Dân Việt.
Riêng cây "Nghinh phong" này là có 2 thân, 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm gần gốc đi ra tạo thành cành chiếu thủy. Ảnh: Dân Việt.
Nhiều năm qua, rất nhiều đoàn khách tìm đến nhà ông Cường chiêm ngưỡng và ngỏ ý muốn mua nhưng ông chưa đồng ý bán. Năm 2011, một người bạn cùng chơi cây cảnh nghệ thuật ngỏ lời đổi hơn 5 sào đất với giá 9 tỷ đồng để mua đứt cây sanh này song ông Cường không bán. Ảnh: Tintuconline.
Ông Cường nói: "Đây là một trong số ít cây, tôi tâm đắc, yêu thích nên tôi chưa có ý định chuyển nhượng cho bất cứ ai”. Ảnh: Dân Việt
Video: Độc đáo đu đủ bonsai chơi tết. Nguồn: VTV24