Hé lộ danh tính tỷ phú Việt hiến tặng cả yến vàng và nhẫn kim cương

Google News

(Kiến Thức) - Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà được biết đến là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu tại Việt Nam. Năm 1945, ông từng rút chiếc nhẫn quý gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng.
 

Dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng
Ông Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội) trong một gia đình 7 anh chị em. Cha mất khi ông mới 14 tuổi, ông phải bỏ học xin làm phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Sau đó do lương thấp, ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Tại đây, ông nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của người Việt Nam.
Năm 1917, khi đã nắm giữ được những công nghệ của ngành sản xuất sơn và tích cóp được kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của người Pháp, ông bắt đầu thực hiện ước mơ của mình.
He lo danh tinh ty phu Viet hien tang ca yen vang va nhan kim cuong
 Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. 
Để có tiền làm vốn, ông bán chiếc xe đạp rồi mở một cửa hiệu nhỏ chuyên nhân việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa. Bên cạnh đó, ông âm thầm chế tạo thử sơn dầu.
Cuối cùng, sau rất nhiều gian nan, mẻ sơn đầu tiên mà gia đình ông Nguyễn Sơn Hà tung ra thị trường là thương hiệu sơn “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là “bền chặt”. Chất lượng và giá cả sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp và Việt.
Từ Hà Nội, Huế, Hội An, Sài Gòn, thương hiệu sơn Resistanco của ông Nguyễn Sơn Hà vượt biên giới sang Phnôm Pênh, Viên Chăn, Xiêm… và được ưa chuộng đến mức làm không đủ bán. Người Pháp tìm đủ mọi cách chèn ép việc kinh doanh của gia đình, nhưng ông quyết giữ sự hưng thịnh của nền công nghiệp bản địa, khiến nhà cầm quyền phương Tây phải kinh sợ.
Thấy một công ty Việt phát triển quá mạnh, người Pháp khi đó tìm nhiều cách chèn ép việc kinh doanh của gia đình, nhưng Nguyễn Sơn Hà vẫn trụ vững.
Để người tâm phúc theo mình, tỷ phú Nguyễn Sơn Hà mua hàng trăm ha ruộng đất ở Kinh Môn cấp đất cho vợ con họ cày cấy. Số thóc thu được ông đem bán rẻ cho anh em công nhân những ngày khó khăn.
Mến cách ứng xử bao dung của ông chủ tài năng, có người thợ giỏi từng làm công trong hãng sơn người Pháp đã bỏ sang làm việc cho hãng sơn Nguyễn Sơn Hà.
Hiến 10,5kg vàng cho Chính phủ
Năm 1939, vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà được vua Bảo Đại mời vào Huế để dự tiệc chiêu đãi. Cũng trong lần đi này, ông có cơ duyên gặp mặt Phan Bội Châu, người đang bị Pháp quản thúc tại Huế.
Lần gặp gỡ với nhà yêu nước Phan Bội Châu tác động sâu sắc đến doanh nhân Nguyễn Sơn Hà. Ông quyết định ra tranh cử hội đồng thành phố, tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi hội Truyền Bá quốc ngữ.
Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói.
He lo danh tinh ty phu Viet hien tang ca yen vang va nhan kim cuong-Hinh-2
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà - Nguyễn Thị Ngọc Mùi.
Trong “Tuần lễ vàng” tháng 8/1945 do chính phủ phát động, ông Nguyễn Sơn Hà tích cực đóng góp tiền vàng, vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia.
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5kg.
Riêng ông Hà không ngần ngại tháo ngay chiếc nhẫn quý bằng platin gắn kim cương bỏ vào thùng hiến tặng.
Vì những đóng góp tích cực của mình, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ảnh và Mặt trận Việt Minh cấp giấy khen.
Sau Cách mạnh tháng Tám, ông Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng.
Sau kháng chiến chống Pháp, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà trở về Hà Nội và tiếp tục trúng cử vào Quốc hội Việt Nam khoá khoá II, III, IV, V. Ông mất tại Hải Phòng năm 1980.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)