Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) là một trong những thương gia nức tiếng của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam. Ông sinh ra tại Sơn Tây (Hà Nội) nhưng phần lớn cuộc đời gắn bó với thành phố cảng Hải Phòng.Năm 1939, vợ chồng ông xây dựng căn biệt thự 3 tầng lầu với đầy đủ bể bơi, vườn hoa... trên diện tích đất hơn 2.000 m2 tại đường Lạch Tray (Ngô Quyền, Hải Phòng).Bức phác thảo căn biệt thự được họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944), con gái doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, vẽ lại.Cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi - vợ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, chụp ảnh trong khu vườn nhà.Cửa dẫn vào khu nhà chính của biệt thự.Bà Sơn Trúc cho biết, căn biệt thự được kiến trúc sư Phạm Bá Chi, du học ở Pháp, thiết kế. Biệt thự được xây dựng trong vòng 1 năm từ 1938 - 1939 với số tiền rất lớn.Mảnh đất này do cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi, vợ thứ ba của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, mua để xây dựng làm nơi ở cho cả gia đình. Thời kỳ đó, cụ Mùi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản và có những thành công nhất định.Sảnh tầng 2 dẫn xuống khu bể bơi ngày xưa.Căn biệt thự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam. Bà Sơn Trúc chia sẻ, trước đây không gian phía bên cạnh tòa nhà là vị trí bể bơi.Khu vườn trước đây của biệt thự nay là vườn hoa của Cung văn hóa hữu nghĩ Việt - Tiệp. Hiện căn biệt thự đã thu hẹp lại.
Phía bên trong, gian chính giữa được dùng làm nơi thờ tự. Họa sĩ Sơn Trúc kể, ngày mới xây dựng, căn phòng này được bày trí theo kiểu phương Tây với đàn piano, sô pha ...Một góc căn phòng vẫn còn lưu giữ bộ bàn ghế gỗ và chiếc máy hát cổ.Chiếc tủ cất giữ nhiều kỷ vật của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà.Chiếc đĩa sứ cô đầm tây - sản phẩm gia dụng đặc trưng thời kỳ 1930 - 1940.Bà Trúc cho hay, căn phòng cạnh gian thờ là nơi bố mẹ mình sống những năm tháng cuối đời. Ở đây treo nhiều bức ảnh của các thành viên trong gia đình.Một số dụng cụ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà dùng pha chế sơn, thời kỳ khởi nghiệp.Những đồ dùng gia đình sử dụng trong thời kỳ bao cấp.Cầu thang dẫn lên lầu 3 của biệt thự. Tại đây họa sĩ Trúc Sơn cho treo những bức tranh mình vẽ.Chiếc đàn piano phủ vải, nằm im lìm trong góc phòng tầng 3.Họa sĩ Sơn Trúc kể, các chị em bà đã có những năm tháng thơ ấu hạnh phúc, đầm ấm bên cha mẹ trong căn biệt thự rộng lớn này. Căn phòng tầng 3 khá rộng rãi, từng là phòng ngủ của các con doanh nhân Nguyễn Sơn Hà.Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố của biệt thự Nguyễn Sơn Hà.Doanh nhân Sơn Hà chụp ảnh cùng gia đình nhà vợ trong vườn biệt thự. Bức ảnh được treo trang trọng bên góc phòng làm việc của ông.Chiếc giường từ thời kỳ bao cấp vẫn được giữ gìn dù xuất hiện nhiều vết hỏng hóc, mối mọt.Họa sĩ Sơn Trúc chăm chút từng kỷ vật của cha mẹ.Là một di tích của thành phố Hải Phòng nhưng đến nay căn biệt thự đang xuống cấp.Bậc thềm có hiện tượng nứt, nhiều mảng sơn tường đã tróc lở. Bà Sơn Trúc cho biết, bà không có mơ ước gì hơn ngoài việc lưu giữ nguyên vẹn căn nhà và những kỷ vật của người cha tài ba.
Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) là một trong những thương gia nức tiếng của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam. Ông sinh ra tại Sơn Tây (Hà Nội) nhưng phần lớn cuộc đời gắn bó với thành phố cảng Hải Phòng.
Năm 1939, vợ chồng ông xây dựng căn biệt thự 3 tầng lầu với đầy đủ bể bơi, vườn hoa... trên diện tích đất hơn 2.000 m2 tại đường Lạch Tray (Ngô Quyền, Hải Phòng).
Bức phác thảo căn biệt thự được họa sĩ Nguyễn Thị Sơn Trúc (SN 1944), con gái doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, vẽ lại.
Cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi - vợ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, chụp ảnh trong khu vườn nhà.
Cửa dẫn vào khu nhà chính của biệt thự.
Bà Sơn Trúc cho biết, căn biệt thự được kiến trúc sư Phạm Bá Chi, du học ở Pháp, thiết kế. Biệt thự được xây dựng trong vòng 1 năm từ 1938 - 1939 với số tiền rất lớn.
Mảnh đất này do cụ Nguyễn Thị Ngọc Mùi, vợ thứ ba của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, mua để xây dựng làm nơi ở cho cả gia đình. Thời kỳ đó, cụ Mùi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bất động sản và có những thành công nhất định.
Sảnh tầng 2 dẫn xuống khu bể bơi ngày xưa.
Căn biệt thự pha trộn giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam. Bà Sơn Trúc chia sẻ, trước đây không gian phía bên cạnh tòa nhà là vị trí bể bơi.
Khu vườn trước đây của biệt thự nay là vườn hoa của Cung văn hóa hữu nghĩ Việt - Tiệp. Hiện căn biệt thự đã thu hẹp lại.
Phía bên trong, gian chính giữa được dùng làm nơi thờ tự. Họa sĩ Sơn Trúc kể, ngày mới xây dựng, căn phòng này được bày trí theo kiểu phương Tây với đàn piano, sô pha ...
Một góc căn phòng vẫn còn lưu giữ bộ bàn ghế gỗ và chiếc máy hát cổ.
Chiếc tủ cất giữ nhiều kỷ vật của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Sơn Hà.
Chiếc đĩa sứ cô đầm tây - sản phẩm gia dụng đặc trưng thời kỳ 1930 - 1940.
Bà Trúc cho hay, căn phòng cạnh gian thờ là nơi bố mẹ mình sống những năm tháng cuối đời. Ở đây treo nhiều bức ảnh của các thành viên trong gia đình.
Một số dụng cụ doanh nhân Nguyễn Sơn Hà dùng pha chế sơn, thời kỳ khởi nghiệp.
Những đồ dùng gia đình sử dụng trong thời kỳ bao cấp.
Cầu thang dẫn lên lầu 3 của biệt thự. Tại đây họa sĩ Trúc Sơn cho treo những bức tranh mình vẽ.
Chiếc đàn piano phủ vải, nằm im lìm trong góc phòng tầng 3.
Họa sĩ Sơn Trúc kể, các chị em bà đã có những năm tháng thơ ấu hạnh phúc, đầm ấm bên cha mẹ trong căn biệt thự rộng lớn này. Căn phòng tầng 3 khá rộng rãi, từng là phòng ngủ của các con doanh nhân Nguyễn Sơn Hà.
Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố của biệt thự Nguyễn Sơn Hà.
Doanh nhân Sơn Hà chụp ảnh cùng gia đình nhà vợ trong vườn biệt thự. Bức ảnh được treo trang trọng bên góc phòng làm việc của ông.
Chiếc giường từ thời kỳ bao cấp vẫn được giữ gìn dù xuất hiện nhiều vết hỏng hóc, mối mọt.
Họa sĩ Sơn Trúc chăm chút từng kỷ vật của cha mẹ.
Là một di tích của thành phố Hải Phòng nhưng đến nay căn biệt thự đang xuống cấp.
Bậc thềm có hiện tượng nứt, nhiều mảng sơn tường đã tróc lở. Bà Sơn Trúc cho biết, bà không có mơ ước gì hơn ngoài việc lưu giữ nguyên vẹn căn nhà và những kỷ vật của người cha tài ba.