Tại Nhật Bản, món đồ được cho rằng trường tồn với thời gian là chiếc quần jeans cũ còn tốt. Với thiết kế đơn giản, nó dường như bền hơn rất nhiều loại trang phục khác.
Tuy nhiên, tin tức đáng lo ngại từ các trung tâm thời trang của Tokyo cho thấy đồ denim đang dần biến mất. Điển hình là sự đóng cửa của JEM, cửa hàng hàng đầu của chuỗi Jeans Mate và mang tính biểu tượng ở khu Shibuya, vào tháng 1/2021 sau 30 năm kinh doanh, theo SoraNews 24.
Việc đóng cửa có thể do nhiều yếu tố, nhưng một số bản tin coi đây là bằng chứng củng cố cho sự sụp đổ của quần jeans.
Tại Nhật Bản, món đồ được cho rằng trường tồn với thời gian là chiếc quần jeans cũ còn tốt. Với thiết kế đơn giản, nó dường như bền hơn rất nhiều loại trang phục khác.
Tuy nhiên, tin tức đáng lo ngại từ các trung tâm thời trang của Tokyo cho thấy đồ denim đang dần biến mất. Điển hình là sự đóng cửa của JEM, cửa hàng hàng đầu của chuỗi Jeans Mate và mang tính biểu tượng ở khu Shibuya, vào tháng 1/2021 sau 30 năm kinh doanh, theo SoraNews 24.
Việc đóng cửa có thể do nhiều yếu tố, nhưng một số bản tin coi đây là bằng chứng củng cố cho sự sụp đổ của quần jeans.
|
Quần jeans đang dần biến mất ở Nhật Bản. Ảnh: SoraNews 24. |
Theo Urban Life Metro, trên thực tế, thị trường quần jeans đang bị thu hẹp. Số lượng cửa hàng và doanh thu của các chuỗi quần áo lớn, chủ yếu bán quần jeans, đang giảm dần qua từng năm. Số lượng quần jeans bán ra hiện nay là khoảng 50 triệu chiếc/năm, tức ít hơn khoảng 70% so với 20 năm trước.
Năm 2020, chương trình tạp kỹ Getsuyo Kara Yofukashi từng thực hiện phân đoạn có tựa đề “Những người trẻ dần từ bỏ quần jeans”. Trong đó, một thanh niên được phỏng vấn nói: “Tôi không có chiếc quần jeans nào”.
Dưới phần bình luận về tin tức, rất nhiều ý kiến đồng tình với lựa chọn này.
“Tôi không mặc quần jeans 10 năm nay rồi. Chúng quá nặng, cứng, lâu khô và không tiện lợi”.
“Chỉ dân mê khoa học và otaku (từ lóng trong tiếng Nhật dùng để chỉ những người quá đam mê truyện tranh, hoạt hình hay trò chơi điện tử đến mức kỳ quái - PV) mới mặc quần jeans thôi”.
“Tôi không muốn mặc đồ quá cứng và nặng. Tôi cũng không thích con gái mặc quần jeans rách chút nào”.
|
Cửa hàng thời trang chủ yếu bán quần jeans ở Tokyo đóng cửa sau 30 năm kinh doanh. |
“Tôi cũng ngừng mặc quần jeans rồi. Các túi quá nhỏ so với điện thoại của tôi”.
“Sản xuất quần jeans thực sự có hại cho môi trường”.
“Sau khi giảm nhiều cân, tôi quyết định thử mặc quần jeans. Nhưng chúng thực sự không thoải mái nên tôi đã vứt đi”.
Mặc dù ngày càng rõ ràng rằng quần jeans thực sự đang trở thành trang phục lỗi thời với giới trẻ Nhật Bản, tin tốt là có rất nhiều người già ở quốc gia này. Điều đó có nghĩa là chúng có thể sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.