Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 17/2, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 62,55 triệu đồng/lượng - 63,17 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 62,55 triệu đồng/lượng - 63,18 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 62,20 triệu đồng/lượng - 63,00 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 62,15 triệu đồng/lượng - 62,95 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 17/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngayđứng quanh ngưỡng 1.897 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.898 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 17/2 cao hơn khoảng 0,1% (2 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 53,7 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 9,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 17/2.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng vọt và trở thành nơi ẩn náu cho dòng tiền đầu tư trên thế giới khi mà khả năng Nga tấn công Ukraine là “sắp xảy ra” sau khi có thông tin cho rằng các phát súng đã được bắn dọc theo biên giới Ukraine-Nga.
|
Giá vàng hôm nay 18/2: Vàng trở thành nơi ẩn náu, tăng vọt vượt xa ngưỡng 63 triệu |
Các báo cáo cho rằng quân đội Ukraine đã nã đạn vào phiến quân do Nga hậu thuẫn. Theo Reuters đưa tin, Mỹ cho biết một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là "sắp xảy ra" và các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đang thay đổi kế hoạch đi lại của họ.
Trước đó, Mỹ cho biết không có bằng chứng nào về việc Nga đã rút quân khỏi biên giới và trên thực tế, Mỹ cho biết Nga đã bổ sung thêm 7.000 quân.
Vàng tăng giá và lên sát ngưỡng 1.900 USD/ounce còn do thị trường lao động Mỹ diễn biến kém tích cực hơn mong đợi, với số lượng người nộp đơn xin bảo trợ thất nghiệp lần đầu theo tuần tăng thêm 23 nghìn đơn lên 248 nghìn đơn.
Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát cao cũng đẩy giá mặt hàng kim loại quý đi lên.
Dự báo giá vàng
Vàng được dự báo vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư như một kênh trú bão trong bối cảnh chưa có giải pháp nhanh chóng cho tình huống căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Các báo cáo cho thấy, Nga vẫn duy trì một lượng quân lớn áp sát biên giới của Ukraine dù Moscow vẫn khẳng định đang rút lui.
Khi căng thẳng leo thang, giá khí đốt, dầu mỏ… và lương thực cũng có nguy cơ tăng đột biến do xung đột này.
Hiện tại, vẫn có nguy cơ khiến vàng bị bán tháo và việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ quá đà. Tuy nhiên, điều này dường như khó xảy ra khi mà tranh cãi tại Fed còn lớn.