Ngày 15/2, ông Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với việc kết thúc cuộc tập trận chung, một số binh sĩ Nga sẽ dần trở lại nơi đóng quân. Các nước phương Tây cũng bày tỏ thiện chí tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề Ukraine.Tuy nhiên, chỉ một ngày sau (ngày 16/2), Mỹ cáo buộc Nga không thực sự rút quân mà thay vào đó tiếp tục đưa khoảng 7.000 quân tới biên giới. Cánh cửa dẫn đến một giải pháp ngoại giao cho tình hình Nga-Ukraine dường như đã đi vào bế tắc ngay khi vừa mở ra.Theo thông tin của CNN vào ngày 16/2, một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nói rằng, việc Nga tiếp tục duy trì quân đội ở biên giới Nga-Ukraine cho thấy rằng, việc Nga rút quân trước đó là “một sự đánh lừa” và đặt câu hỏi, liệu Nga có sẵn sàng giải quyết vấn đề khủng hoảng Nga-Ukraine qua đường ngoại giao?Ngoại trưởng Mỹ Blinken cùng ngày cho biết, các tuyên bố và hành động của Nga “không nhất quán”. Giới chức quân sự Anh đưa tin, các phương tiện bọc thép và trực thăng của Nga vẫn đang tiến về biên giới Ukraine; thực tế hoàn toàn trái ngược với những gì phía Nga tuyên bố.Trước đây, Mỹ ước tính rằng có hơn 150.000 quân Nga ở biên giới Nga-Ukraine. Mick Malan, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Estonia thì cho rằng, quân đội Nga ở biên giới có nhiều nhất 170.000 quân.Đồng thời các cơ quan tình báo phương Tây đánh giá, các lực lượng vũ trang mặt đất, không quân và Hạm đội Biển Đen của Nga, sẵn sàng “tấn công Ukraine bất cứ lúc nào”. Tuy nhiên người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov của Nga bác bỏ đánh giá của NATO về quân số ở biên giới của Nga.Tổng thư ký NATO Stoltenberg ngày 16/2 cho biết: “Cuộc khủng hoảng an ninh” do “hành động khiêu khích quân sự” của Nga, sẽ trở thành “bình thường mới” ở châu Âu.Đối mặt với cuộc khủng hoảng với Nga, NATO đang xem xét triển khai thêm binh lính chiến đấu ở trung tâm và đông nam châu Âu. Đồng thời yêu cầu quân đội các nước thành viên, xây dựng các kế hoạch tương ứng để tăng cường sự hiện diện quân sự của họ gần Nga, Belarus và Ukraine.Còn hãng tin Reuters cho biết, một số nhà ngoại giao châu Âu không muốn nêu tên tiết lộ rằng, NATO có thể sẽ cử binh sĩ Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia, với tổng quân số khoảng 4.000 quân tham chiến với Ukraine; nếu Nga tiến công Ukraine.Sau khi Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga vào năm 2014, NATO đã gửi binh sĩ chiến đấu đến Ba Lan và ba quốc gia Baltic, đó là Lithuania, Latvia và Estonia; được dẫn đầu bởi Mỹ, Đức, Canada và Anh, với tổng cộng khoảng 5.000 quân.Còn Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, trong một tuyên bố ngày 16/2 rằng, ông sẽ làm việc với các đồng minh NATO để tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu và tăng gấp đôi việc triển khai quân sự của NATO ở Estonia.Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhấn mạnh, các phương tiện bọc thép và binh lính chiến đấu của Anh sẽ đến Estonia trong vòng một tuần; trong khi số trực thăng vũ trang AH-64 của Anh cũng sẽ tới Đông Âu để tham gia các cuộc tập trận. Hiện tại, Anh có khoảng 900 binh sĩ đóng quân tại Estonia và là lực lượng chính trong lực lượng đa quốc gia.Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông rằng, Ukraine chưa thấy Nga rút quân trong thời điểm hiện tại. Ông nói rằng, việc Nga rút quân vẫn chỉ là lời nói suông.Một báo cáo tình báo Ukraine được CNN trích dẫn chỉ ra rằng, quân số Nga hiện tại ở biên giới Ukraine “không đủ để tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine”Trong ngày 16/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới khu vực Rovno, thuộc vùng tây bắc nước này, để thị sát cuộc diễn tập quân sự và kiểm tra vũ khí, trang thiết bị do các nước NATO cung cấp, trong đó có UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger của Mỹ, v.v.Từ ngày 10-20/2, Quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc diễn tập quân sự “Bão tuyết-2022” tại một số thao trường trong nước. Cuộc tập trận diễn ra trùng với cuộc tập trận chung “Alliance Resolve-2022” do quân đội Nga và Belarus tổ chức.Theo Văn phòng Tổng thống Ukraine, việc quan sát cuộc tập trận là một phần trong hoạt động kiểm tra công việc kéo dài hai ngày của ông Zelensky. Sau khi rời Rovno, ông Zelensky sẽ đến Donetsk ở vùng Donbas phía đông (Donbas bao gồm cả các tỉnh ly khai Luhansk và Donetsk).Đây không phải là lần đầu tiên ông Zelensky đến vùng Donbas để nâng cao tinh thần. Vào ngày 13/4/2021, ông Zelensky đến Donetsk để thị sát tiền tuyến gần thành phố Mariupol. Đội mũ sắt và áo giáp, ông tự mình đi bộ qua các khu vực trống và vào chiến hào. Vào ngày 6/12/2021, ông Zelensky một lần nữa đến thăm các vị trí tiền tuyến ở Donbass và chúc mừng quân đội nhân Ngày Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong những ngày gần đây, xung đột cục bộ thỉnh thoảng nổ ra ở vùng Donbas. Vào lúc 2:30 sáng ngày 17, Quân đội Ukraine đã bắn súng cối và lựu đạn vào 4 khu dân cư ở vùng Donbas. Reuters dẫn nguồn tin quân sự Ukraine ngày 17 lên tiếng phủ nhận vụ việc, đồng thời cho biết, lực lượng ly khai Ukraine đã tấn công quân chính phủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày 15/2, ông Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với việc kết thúc cuộc tập trận chung, một số binh sĩ Nga sẽ dần trở lại nơi đóng quân. Các nước phương Tây cũng bày tỏ thiện chí tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề Ukraine.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau (ngày 16/2), Mỹ cáo buộc Nga không thực sự rút quân mà thay vào đó tiếp tục đưa khoảng 7.000 quân tới biên giới. Cánh cửa dẫn đến một giải pháp ngoại giao cho tình hình Nga-Ukraine dường như đã đi vào bế tắc ngay khi vừa mở ra.
Theo thông tin của CNN vào ngày 16/2, một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nói rằng, việc Nga tiếp tục duy trì quân đội ở biên giới Nga-Ukraine cho thấy rằng, việc Nga rút quân trước đó là “một sự đánh lừa” và đặt câu hỏi, liệu Nga có sẵn sàng giải quyết vấn đề khủng hoảng Nga-Ukraine qua đường ngoại giao?
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cùng ngày cho biết, các tuyên bố và hành động của Nga “không nhất quán”. Giới chức quân sự Anh đưa tin, các phương tiện bọc thép và trực thăng của Nga vẫn đang tiến về biên giới Ukraine; thực tế hoàn toàn trái ngược với những gì phía Nga tuyên bố.
Trước đây, Mỹ ước tính rằng có hơn 150.000 quân Nga ở biên giới Nga-Ukraine. Mick Malan, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Estonia thì cho rằng, quân đội Nga ở biên giới có nhiều nhất 170.000 quân.
Đồng thời các cơ quan tình báo phương Tây đánh giá, các lực lượng vũ trang mặt đất, không quân và Hạm đội Biển Đen của Nga, sẵn sàng “tấn công Ukraine bất cứ lúc nào”. Tuy nhiên người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov của Nga bác bỏ đánh giá của NATO về quân số ở biên giới của Nga.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg ngày 16/2 cho biết: “Cuộc khủng hoảng an ninh” do “hành động khiêu khích quân sự” của Nga, sẽ trở thành “bình thường mới” ở châu Âu.
Đối mặt với cuộc khủng hoảng với Nga, NATO đang xem xét triển khai thêm binh lính chiến đấu ở trung tâm và đông nam châu Âu. Đồng thời yêu cầu quân đội các nước thành viên, xây dựng các kế hoạch tương ứng để tăng cường sự hiện diện quân sự của họ gần Nga, Belarus và Ukraine.
Còn hãng tin Reuters cho biết, một số nhà ngoại giao châu Âu không muốn nêu tên tiết lộ rằng, NATO có thể sẽ cử binh sĩ Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia, với tổng quân số khoảng 4.000 quân tham chiến với Ukraine; nếu Nga tiến công Ukraine.
Sau khi Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga vào năm 2014, NATO đã gửi binh sĩ chiến đấu đến Ba Lan và ba quốc gia Baltic, đó là Lithuania, Latvia và Estonia; được dẫn đầu bởi Mỹ, Đức, Canada và Anh, với tổng cộng khoảng 5.000 quân.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, trong một tuyên bố ngày 16/2 rằng, ông sẽ làm việc với các đồng minh NATO để tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu và tăng gấp đôi việc triển khai quân sự của NATO ở Estonia.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh nhấn mạnh, các phương tiện bọc thép và binh lính chiến đấu của Anh sẽ đến Estonia trong vòng một tuần; trong khi số trực thăng vũ trang AH-64 của Anh cũng sẽ tới Đông Âu để tham gia các cuộc tập trận. Hiện tại, Anh có khoảng 900 binh sĩ đóng quân tại Estonia và là lực lượng chính trong lực lượng đa quốc gia.
Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông rằng, Ukraine chưa thấy Nga rút quân trong thời điểm hiện tại. Ông nói rằng, việc Nga rút quân vẫn chỉ là lời nói suông.
Một báo cáo tình báo Ukraine được CNN trích dẫn chỉ ra rằng, quân số Nga hiện tại ở biên giới Ukraine “không đủ để tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine”
Trong ngày 16/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới khu vực Rovno, thuộc vùng tây bắc nước này, để thị sát cuộc diễn tập quân sự và kiểm tra vũ khí, trang thiết bị do các nước NATO cung cấp, trong đó có UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger của Mỹ, v.v.
Từ ngày 10-20/2, Quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc diễn tập quân sự “Bão tuyết-2022” tại một số thao trường trong nước. Cuộc tập trận diễn ra trùng với cuộc tập trận chung “Alliance Resolve-2022” do quân đội Nga và Belarus tổ chức.
Theo Văn phòng Tổng thống Ukraine, việc quan sát cuộc tập trận là một phần trong hoạt động kiểm tra công việc kéo dài hai ngày của ông Zelensky. Sau khi rời Rovno, ông Zelensky sẽ đến Donetsk ở vùng Donbas phía đông (Donbas bao gồm cả các tỉnh ly khai Luhansk và Donetsk).
Đây không phải là lần đầu tiên ông Zelensky đến vùng Donbas để nâng cao tinh thần. Vào ngày 13/4/2021, ông Zelensky đến Donetsk để thị sát tiền tuyến gần thành phố Mariupol. Đội mũ sắt và áo giáp, ông tự mình đi bộ qua các khu vực trống và vào chiến hào. Vào ngày 6/12/2021, ông Zelensky một lần nữa đến thăm các vị trí tiền tuyến ở Donbass và chúc mừng quân đội nhân Ngày Lực lượng vũ trang Ukraine.
Trong những ngày gần đây, xung đột cục bộ thỉnh thoảng nổ ra ở vùng Donbas. Vào lúc 2:30 sáng ngày 17, Quân đội Ukraine đã bắn súng cối và lựu đạn vào 4 khu dân cư ở vùng Donbas. Reuters dẫn nguồn tin quân sự Ukraine ngày 17 lên tiếng phủ nhận vụ việc, đồng thời cho biết, lực lượng ly khai Ukraine đã tấn công quân chính phủ. Nguồn ảnh: Pinterest.