Giá trần vé máy bay 4 triệu đồng: Hãng bay lợi đơn lợi kép?

Google News

Một chuyên gia hàng không cho rằng, bỏ quy định về giá trần, nâng giá trần giúp đa dạng chính sách giá, giúp các hãng hàng không có điều kiện cung ứng sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Tạo cạnh tranh lành mạnh
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến sửa đổi một số điều của Thông tư số 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
Theo dự thảo thông tư mới, giá dịch vụ vận chuyển của đường bay dưới 500km được giữ nguyên theo Thông tư 17. Trong đó, nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội vẫn có mức giá tối đa là 1,6 triệu đồng/vé/chiều; nhóm đường bay khác dưới 500km có mức giá tối đa là 1,7 triệu đồng/vé/chiều.
Gia tran ve may bay 4 trieu dong: Hang bay loi don loi kep?
 Ảnh minh họa.
Giá dịch vụ vận chuyển của các đường bay từ 500km đến dưới 850km được đề xuất tối đa 2,25 triệu đồng/vé/chiều, cao hơn 50.000 đồng so với giá hiện hành (2,2 triệu đồng/vé/chiều).
Giá dịch vụ vận chuyển của các đường bay từ 850km đến dưới 1.000km được đề xuất 2,89 triệu đồng/vé, cao hơn 100.000 đồng so với quy định hiện hành (2,79 triệu đồng/vé/chiều).
Giá dịch vụ vận chuyển của các đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km được đề xuất mức giá tối đa là 3,4 triệu đồng, cao hơn 200.000 đồng so với quy định hiện hành (3,2 triệu đồng/vé/chiều).
Giá dịch vụ vận chuyển của các đường bay từ 1.280km trở lên được đề xuất mức giá tối đa 4 triệu đồng/vé/chiều, cao hơn quy định hiện hành 250.000 đồng (3,750 triệu đồng/vé/chiều).
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đề xuất bỏ quy định về giá sàn nhằm tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh, giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ hàng không; giảm chi phí xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, với việc bỏ giá sàn sẽ mở cơ hội cho doanh nghiệp cạnh tranh nhưng hoàn toàn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có quyền cạnh tranh không lành mạnh.
Hãng bay lợi đơn lợi kép?
Trước đề xuất tăng trần giá vé máy bay, đại diện Vietravel Airlines cho rằng, theo sát tình hình thực tế của ngành khi các chi phí đầu vào có nhiều biến động so với khung giá trần đã được ban hành cách đây 8 năm.
Dựa trên kết quả hoạt động của hãng trong những năm qua, cho thấy trung bình giá vé của các chặng bay do hãng khai thác luôn dưới khung giá vé trần theo Thông tư 17/2015.
Việc tăng khung giá trần sẽ cho phép các hãng có biên độ điều hành giá vé rộng hơn, giúp hãng chủ động hơn trong việc linh hoạt cân bằng giữa việc đảm bảo giá vé cạnh tranh nhưng vẫn đáp ứng các chi phí đầu vào biến động như thời gian qua.
Theo Đại diện Bamboo Airways, nâng giá trần sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng mà là cơ hội để đa dạng các mức giá, bù đắp chi phí đầu vào phát sinh, làm thị trường vận tải hàng không phát triển lành mạnh.
Thực tế, giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa đang được thực hiện theo cơ chế giá linh hoạt, gồm dải giá với nhiều mức từ thấp đến cao tùy theo điều kiện vé, thời điểm xuất vé và tình hình thị trường.
Một chuyên gia hàng không cũng cho rằng, bỏ quy định về giá trần, nâng giá trần giúp đa dạng chính sách giá, giúp các hãng hàng không có điều kiện cung ứng sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là đối tượng có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ hàng không; giảm chi phí xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đồng thời, nâng giá trần giúp các hãng hàng được nâng thêm giá, giảm bớt lỗ, giải quyết bài toán khó khăn tài chính.
Khánh Hoài (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)