Sau gần 7 tháng trì hoãn giải đua xe F1 ở Hà Nội vì dịch Covid-19, đến nay, các hạng mục cuối cùng của đường đua đang được gấp rút tháo dỡ.
Được biết, đường đua F1 tại Hà Nội có tổng chiều dài là 5,565 km, gồm 22 góc cua kinh điển và được truyền cảm hứng từ nhiều đường đua F1 nổi tiếng trên thế giới. Đường đua F1 Hà Nội cho phép các tay đua vừa phô diễn tốc độ cao trên đoạn đường thẳng chạy dài, vừa thể hiện kỹ năng siêu việt tại các góc cua lắt léo đặc trưng của một đường đua trong phố.
|
Đường đua có tổng chiều dài 5.607 km. Ảnh: Dân Việt |
Một số cơ quan truyền thông cho biết, toàn bộ kinh phí xây dựng, tổ chức chặng đua tại Hà Nội được lấy từ nguồn vốn xã hội hóa. Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đơn vị độc quyền tổ chức giải đua này. Tuy nhiên, Vingroup không tài trợ toàn bộ mà sẽ là đơn vị đứng ra tổ chức và kêu gọi các nhà đầu tư.
Ngoài chi phí ban đầu dự kiến 60 triệu USD, các chuyên gia dự đoán tổng chi phí toàn bộ dự án này sẽ rơi vào con số 1 tỷ USD.
Theo Vietnamnet, danh sách các nhà tài trợ của F1 ngày nay có sự góp mặt của rất nhiều ngành, nghề khác nhau.
Mặc dù không công bố số tiền đầu tư vào giải đua đắt đỏ, nhưng theo nhiều chuyên gia, để trở thành đơn vị độc quyền tổ chức giải đua F1 với đường đua dự kiến tại Mỹ Đình dài hơn 5,5 km, Vingroup đã phải chi hàng chục triệu USD.
Trên thực tế, chi phí để tổ chức một chặng đua F1 trên thế giới đến nay vẫn luôn là con số bí ẩn.
|
Đường đua F1 tháo dỡ gây tổn thất về kinh tế. Ảnh: Dân Việt |
Theo thông tin tiết lộ từ tờ Formula Money, chỉ tính riêng việc xây khán đài đủ chỗ cho 80.000 người xem trực tiếp đã ngốn khoảng 14 triệu USD. Hàng rào và rào chắn đối với chặng đua dài khoảng 5,15km cũng lên tới 8 triệu USD, đồng thời chi phí để thê các toà nhà xung quanh làm trạm sửa chữa cũng mất thêm 8 triệu USD nữa.
Không chỉ có vậy, để tổ chức và quảng bá giải đua, cần ít nhất 6 triệu USD trả lương cho nhân sự marketing, quản lí. Trong đó, mỗi chặng đua ước tính sẽ cần tới 600 người vận hành, 120 lính cứu hoả và 550 tình nguyện viên.
Đó là còn chưa kể đến các khoản như xe cộ, văn phòng và các tiện ích liên quan tốn 6 triệu USD. Cần cẩu và 350 bình chữa cháy đặt ở mỗi 15m đường đua tốn thêm 4,5 triệu USD. Đơn vị tài trợ cũng phải chi thêm 1 triệu USD tiền mua bảo hiểm.
Chi phí nâng cấp, dọn đường mỗi năm, theo số liệu từ các đường đua khác, cũng khoảng vài triệu USD.
Như vậy, một chặng đua F1 trên đường phố dài khoảng hơn 5km cũng ngốn của nhà tài trợ ít nhất một khoản tổng cộng gần 60 triệu USD, tức hơn 1.000 tỷ đồng.
Nhìn chung, việc chặng đua F1 bị hoãn, phải tháo dỡ gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn thu rất lớn từ việc bán vé cũng không còn.
Dù vậy, bản thân Vingroup cũng khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận khi đầu tư tài trợ giải đấu. Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup, lý do chính mà Vingroup tham gia giải F1 là mang lại cơ hội quảng bá thương hiệu, quảng bá đất nước con người Việt Nam, tạo điều kiện thu hút khách du lịch và sự phát triển của nhiều dịch vụ hỗ trợ.