Công an TP HCM xác minh 200 người ‘bom' hàng đi chợ hộ

Google News

Theo đại diện Công an TP.HCM, qua xác minh, trong thời gian thành phố siết chặt giãn cách xã hội từ 23/8 đến nay, có 200 trường hợp “bom hàng” đi chợ hộ.

Thông tin trên được Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết tại buổi họp báo chiều 8/9.
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, các hành vi đặt rồi hủy đơn hàng đi chợ hộ gây khó khăn cho lực lượng hỗ trợ cũng như công tác phòng chống dịch. Công an thành phố đã làm việc với 200 trường hợp đặt mua hộ nhưng không nhận hàng, hủy đơn hàng; làm việc với các đơn vị có app đặt hàng, người đi chợ hộ…
Sau khi xác minh, cơ quan chức năng chưa phát hiện việc cố tình đặt hàng không nhận mà do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cong an TP HCM xac minh 200 nguoi ‘bom' hang di cho ho
 Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM.
Thứ nhất, do nhiều người dân không rành công nghệ, đặt hàng trùng đơn nhưng không biết cách hủy nên vẫn còn đơn hàng trên hệ thống; đơn đặt hàng có địa chỉ không rõ ràng nên lực lượng đi chợ hộ không thể giao hàng.
Thứ hai, người dân đã hủy đơn hàng nhưng trên hệ thống không cập nhật khiến cho người đi chợ hộ vẫn mua và giao hàng nhưng người đặt không nhận.
Thứ ba, do đơn hàng nhiều, lực lượng đi chợ hộ tìm kiếm hàng chưa kịp, giao hàng quá trễ, người dân chờ lâu nên mua chỗ khác; có trường hợp giao không đủ số lượng như trong đơn nên người dân từ chối nhận hàng. Hoặc cũng có trường hợp trùng đơn hàng, đơn đã giao rồi nhưng lại giao tiếp nên người đăng ký mua hộ không nhận.
“Chúng tôi đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ điều tra, nếu có hành vi cố tình đặt hàng nhưng không nhận thì sẽ xử lý nghiêm. Người dân nên đặt hàng chính xác, rõ ràng địa chỉ để không ảnh hưởng đến bộ phận giao hàng, bộ phận hỗ trợ người dân và lực lượng hỗ trợ chống dịch tại thành phố”, ông Hà nói.
Về việc xử lý thế nào khi phát hiện các F0 qua quét mã QR, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an TP.HCM thực hiện theo Quyết định 1934 ngày 25/8.
Theo đó, tại chốt trạm kiểm soát, nếu có nhân viên y tế, họ sẽ thực hiện các biện pháp y tế như xét nghiệm, cách ly, đưa đi điều trị hoặc đến khu cách ly.
Nếu trạm kiểm soát không có nhân viên y tế, lực lượng chức năng tại chốt sẽ thông báo cho cơ quan y tế để triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
“Nếu F0 có giấy đi đường chúng tôi sẽ thu hồi ngay để tránh trường hợp F0 vi phạm, di chuyển trên đường có thể làm lây lan dịch bệnh. Lực lượng trực chốt cũng sẽ phối hợp với lực lượng y tế điều tra truy vết, xử lý các trường hợp F0”, ông Hà nhấn mạnh.
Trước đó, ông Lê Mạnh Hà cho biết, từ 29/8 đến nay, qua việc kiểm tra khai báo y tế bằng mã QR tại các chốt kiểm soát, Công an TP.HCM phát hiện 63 F0 di chuyển trên đường là các trường hợp: đi cách ly, F0 được xuất viện về cách ly tại nhà, shipper.
Theo Mai Thúy/VTC

>> xem thêm

Bình luận(0)