MBB (Khuyến nghị Mua): Ngôi sao nổi bật của ngành ngân hàng nhưng cũng nhiều rủi ro
Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Đến cuối năm 2022, thu nhập lãi thuần của MBB tăng 37.5%YoY lên 36,023 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng mạnh 37% YoY lên 18,155 tỷ đồng nhờ hoạt động cho vay cải thiện.
Đến cuối năm 2022, NIM cải thiện 66 bps so với cuối năm 2021 lên 5.82%, top 25% ngân hàng có NIM cao nhất năm 2022. Tín dụng của MBB tăng trưởng 25% YTD, top 2 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Chất lượng tài sản suy giảm so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu của MBB năm 2022 là 1.09%, tăng 10 bps YoY và thấp hơn mức trung bình ngành là 1.67%.
ROE của MBB liên tục cải thiện trong giai đoạn từ 2016-2021 từ 11.7% vào năm 2016 lên 25.6% vào năm 2022, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ NIM vượt trội.
MBB có các quyền lợi chính sau khi nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD: (1) MB không phải thực hiện hợp nhất BCTC của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc đó khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; (2) Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1.5-2x 3-5 năm; (3) Việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) sẽ tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu cho MBB và những lợi ích khác.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 17.3%, thấp hơn mức tăng trưởng 25% trong năm 2022 do sự tăng trưởng chậm lại của danh mục trái phiếu doanh nghiệp do thị trường bất động sản và viễn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Chúng tôi dự phóng NIM trong năm 2023 của MBB giảm 29 bps còn 5.53%, do lãi suất giảm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và danh mục trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng.
Việc Thông tư 14 hết hiệu lực và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Chúng tôi dự phóng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng 10 điểm cơ bản lên 1.19%, trong khi chi phí dự phòng sẽ tăng 22.4%YoY lên 9,854 tỷ đồng và tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay sẽ tăng lên 245.9%.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MBB là 27,800VNĐ/CP. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.
LCG (Khuyến nghị Mua): Xây dựng hạ tầng, kết nối đô thị
Chứng khoán Mirae Asset: Doanh thu quý 1/2023 của LCG đạt 242 tỷ (+33,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế ở mức hơn 10 tỷ đồng (-80,1% YoY): 1) Không còn ghi nhận doanh thu tài chính bởi sang nhượng cổ phần trong quý 1 như cùng kỳ; 2) Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ mức 22,1% xuống 14,4% trong cùng kỳ.
Những dự án trọng điểm của LCG:
+ Dự án QL 45 - Nghi Sơn: Đây là gói thầu có quy mô 1,194 tỷ và dự kiến thông xe vào tháng 9/2023. Đến tháng 3/2023, công ty đã hoàn thành
62% khối lượng thi công các hạng mục thảm cấp phối đá dăm, cấp phối gia cố xi măng.
+ Dự án Vũng Áng - Bùng: Quy mô dự án đạt 5,098 tỷ đồng. Đây là dự án LCG có 25% vốn góp và đã khởi công vào tháng 1/2023 dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
+ Dự án Vân Phong- Nha Trang: Quy mô dự án đạt 4,700 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của LCG hơn 58%, cũng đã khởi công trong tháng 1/ 2023 và dự kiến hoàn thành năm 2025.
+ Dự án Long Tân City dự kiến hoàn thiện cơ sở hạ tầng để bàn giao cho nhà nước, thực hiện triển khai phương án kinh doanh đối với quỹ đất y tế, giáo dục 5,2ha.
Với kỳ vọng đầu tư công sẽ khởi sắc trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2023 đạt 2,263 tỷ (+125% YoY) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 150 tỷ đồng (-22,7% YoY): 1) Biên lợi nhuận góp tăng từ mức 12,8% lên mức 13,5%; 2) Doanh thu tài chính giảm mạnh hơn 95%YoY do không còn được ghi nhận từ hoạt động sang nhượng cổ phần của công ty con; 3) Chi phí tài chính giảm nhẹ ở mức 5% với hơn 66 tỷ đồng.
EPS dự kiến đạt 775 đồng/ cổ phiếu, tương ứng với mức P/E dự phóng đạt 17,7x. Chúng tôi đánh giá KHẢ QUAN với LCG trong dài hạn: 1) Kỳ vọng giải ngân đầu tư công triển khai mạnh bắt đầu từ nửa cuối năm 2023; 2) LCG được ký các dự án mới sẽ là động lực giúp doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận và doanh thu cao cho những năm tiếp theo.
LPB (Khuyến nghị Trung lập): Ưu tiên kiếm soát chất lượng tài sản
Chứng khoán SSI: Chúng tôi chuyển cơ sở định giá đến giữa năm 2024 và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm lên 24.300 đồng/cp (từ 22.800 đồng/cp). Với tỷ trọng cho vay cao đối với chủ đầu tư bất động sản (12%), cho vay mua nhà (18%) và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (10,7%), chúng tôi lo ngại về chất lượng tài sản sụt giảm của TPB sẽ kéo dài hơn dự kiến – gây cản trở cho việc phục hồi NIM.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng TPB sẽ cân nhắc việc trích lập thêm dự phòng trong thời gian tới. Với những khó khăn như vậy, chúng rôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ không cao như những năm trước và ROE thu hẹp là những diễn biến có thể xảy ra cho năm 2023 và 2024. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu TPB.
Trong năm 2023, chúng tôi dự phóng TPB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 8,2 nghìn tỷ đồng (+4,8% svck). Chúng tôi cho rằng NIM giảm (-30 điểm cơ bản svck) và gánh nặng trích lập dự phòng (+22% svck) sẽ cản trở đà tăng trưởng lợi nhuận của TPB trong năm 2023. Với mức nền so sánh thấp trong năm 2023, chúng tôi dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ đạt 9 nghìn tỷ đồng (+9,8% svck), nhờ tăng trưởng NII và NFI lần lượt là 11,9% và 24,4% svck.
Quan điểm ngắn hạn: Với mức LNTT cao trong Q2/2022 và Q3/2022, chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi svck sẽ giảm tốc do NIM giảm và gánh nặng trích lập dự phòng.
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến và gánh nặng trích lập dự phòng lớn hơn. Lãi suất cho vay giảm nhiều ít hơn dự kiến gây áp lực lên NIM. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi thấp hơn kỳ vọng.