CenLand "bắt tay" cty con TĐ Lã Vọng bán Louis City Hoàng Mai trên đất trống... có phạm luật?

Google News

(Kiến Thức) - Luật sư Hoàng Tùng nhận định, nếu đúng chủ đầu tư và các sàn bất động sản như CenLand rao bán, thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ tại dự án Louis City Hoàng Mai trên bãi đất trống là vi phạm pháp luật.

Khách hàng "hoang mang"
Như Kiến Thức đã phản ánh, dự án Louis City Hoàng Mai do Công ty CP Phát triển đô thị Hoàng Mai (thành viên của Tập đoàn Lã Vọng) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống vẫn ngang nhiên được giới thiệu rao bán rầm rộ, huy động vốn trái phép.
Đáng chú ý, tại một số website chào bán còn nhấn mạnh thông tin Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - CenLand là đơn vị phân phối dự án này.
CenLand
 

CenLand
 Các thông tin giới thiệu đều nêu tên CenLand là Công ty phân phối dự án Louis City Hoàng Mai.
CenLand
Thậm chí ở website bdsgialam.com còn giới thiệu CenLand là chủ đầu tư, mở bán dự án này đợt 1. (Ảnh chụp màn hình).
Nhằm xác minh thông tin dư luận nghi vấn về mối quan hệ giữa CenLand có “bắt tay” với Công ty con Tập đoàn Lã Vọng bán dự án Louis City Hoàng Mai khi chỉ là bãi đất trống hay không? Ngày 15/5, PV Kiến Thức đã đến trụ sở của CenLand tại Hà Nội để liên hệ làm rõ.
Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày đặt lịch làm việc thay vì chia sẻ các thông tin công khai với truyền thông, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - CenLand vẫn chưa có phản hồi gì.
CenLand
 Trên mạng giới thiệu rầm rộ CenLand là nhà phân phối, thậm chí còn nhận là chủ đầu tư dự án Louis City Hoàng Mai?

CenLand
Tuy nhiên, khi PV đến liên hệ công tác nhằm xác minh các thông tin liên quan thì CenLand im lặng đến lạ.
Trong diễn biến liên quan, nắm được các thông tin về dự án này đang rao bán trên nền đất trống nhiều bạn đọc đã có những phản hồi đến báo điện tử Kiến Thức. Hầu hết ý kiến của bạn đọc cho rằng, thời điểm này khách hàng có ý định đầu tư cần hết sức thận trọng và phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đưa ra quyết định đối với dự án Louis City Hoàng Mai.
Thậm chí một số ý kiến còn thẳng thắn kêu gọi “tẩy chay” những dự án kiểu bán “lúa non”, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao như Louis City Hoàng Mai.
Anh Nguyễn Tuấn (41 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Do đặc thù công việc và đưa đón con đi học nên mỗi ngày tôi cũng phải đi qua khu dự án này ít nhất đến 3,4 lần. Đúng là lời quảng cáo cái gì cũng đẹp long lanh nhưng thực tế khác xa hoàn toàn. Ở đây đã triển khai cái gì đâu ngoài việc chủ thầu cho quây tôn kín mít, bên trong dự án chỉ là một bãi đất đã được san phẳng, cùng mấy đường đi mới rải nhựa.
Tương tự, chị Tươi (33 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng: “Lợi dụng tâm lý của khách hàng muốn có được căn hộ “view” đẹp, hoặc là mua nhà trước sẽ có thể hưởng ưu đãi nhiều chính sách,… nên chủ đầu tư mới dễ dàng “nhử” khách hàng thông qua việc rao bán rầm rộ Louis City Hoàng Mai khi chỉ là bãi đất trống như hiện nay. Tuy nhiên, việc rao bán như vậy là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao đối cho người mua nhà”.
Trong khi, anh Nguyễn Phú (34 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ: “Mọi người nên tìm hiểu thật kỹ về Công ty CP Phát triển đô thị Hoàng Mai và về Công ty “mẹ” Tập đoàn Lã Vọng của doanh nghiệp này về những lùm xùm, uy tín ra sao? Sau đó là quan sát thực tế từ dự án chứ đừng tin vài lời quảng cáo ngon ngọt mà rút tiền đặt cọc hoặc thanh toán cho họ luôn. Tìm hiểu như vậy là chắc chắn nhất, đảm bảo tránh được những rủi ro cho mình kẻo đến lúc tiền thì đã thanh toán, dự án thì chẳng đâu vào đâu,… người thiệt thòi chỉ là khách hàng mà thôi”.
Đồng tình với các quan điểm trên, anh Thanh Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhấn mạnh: “Theo tôi được biết CenLand là một doanh nghiệp khá lớn, nổi tiếng trên thị trường bất động sản với độ uy tín cao. Tuy nhiên, nếu đúng như các web mua bán giới thiệu doanh nghiệp này "bắt tay" với Công ty con của Tập đoàn Lã Vọng bán dự án Louis City Hoàng Mai thì không còn gì để nói, làm ăn quá bát nháo. Tốt nhất là tẩy chay với các dự án bán “lúa non” kiểu thế này”.
CenLand
Dự án Louis City Hoàng Mai vẫn đang là bãi đất trống.  
Nhận tiền cọc, huy động vốn khi dự án vẫn là bãi đất trống phạm luật thế nào?
Trước việc thông tin dự án Louis City Hoàng Mai đang là bãi đất trống nhưng vẫn được rao bán, huy động vốn trái phép, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng VPLS Trung Hòa, đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, căn cứ vào Khoản 1, Khoản 5 Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản thì cấm việc kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và huy động, chiếm dụng vốn trái phép.
Hơn nữa, tại Điều 69 Luật nhà ở; Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản; Điều 19 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP của chính phủ; Điều 9 Thông tư số 19/2016/TT-BXD đã quy định: “Chủ đầu tư - Công ty CP Phát triển đô thị Hoàng Mai - ký hợp đồng huy động vốn phải đáp ứng các điều kiện về công trình, hồ sơ và phải được chấp thuận của sở xây dựng”.
Theo luật sư Hoàng Tùng, pháp luật cấm chủ đầu tư ký thỏa thuận đặt tiền để giữ chỗ mua bất động sản. Như vậy, nếu đúng chủ đầu tư và các sàn bất động sản như CenLand mà rao bán, thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ tại dự án Louis City Hoàng Mai là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, tại điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP cấm chủ đầu tư áp dụng hình thức huy động vốn để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền trong dự án.
Vị luật sư nhấn mạnh: “Nếu xác định hợp đồng đặt cọc là để thỏa thuận để giao kết hợp đồng thì đối tượng của hợp đồng là “bất động sản” không đủ điều kiện pháp lý để bán theo luật tại thời điểm ký thỏa thuận đặt cọc”.
CenLand
Phối cảnh dự án Louis City Hoàng Mai đẹp long lanh.
CenLand
 Thực tế xung quanh dự án này có ít nhất hai nghĩa trang.

CenLand
Nghĩa trang Làng Giáp Tứ nằm ở ngay cạnh một mặt bên của dự án Louis City Hoàng Mai. 
Theo luật sư Tùng, dự án Louis City Hoàng Mai vẫn đang là bãi đất rộng trống vì thế mà không thể coi các căn hộ mà chủ đầu tư đưa ra để đặt cọc là “tài sản hình thành trong tương lai”.
Do vậy, nếu chủ đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán các căn hộ sau này là trái với các quy định của pháp luật. Hợp đồng đặt cọc này trái với các quy định của pháp luật đồng nghĩa với đây là một hợp đồng vô hiệu, hai bên trao trả cho nhau những gì đã nhận. Bên đặt cọc có quyền yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền cọc.
“Cần phải xem xét kỹ hợp đồng đặt cọc các bên ký kết để đánh giá được đây là hợp đồng đặt cọc vì mục đích mua bán tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai hay chỉ đơn thuần là một hợp đồng đặt cọc riêng biệt được điều chỉnh theo các quy định của pháp luật dân sự”, luật sư Tùng nhận định.
Đoàn Khang

>> xem thêm

Bình luận(0)