Trước đó, vào sáng sớm ngày 11/5 khi đang nằm ngủ cùng các con thì Nguyễn Thị Hằng (SN 1990, trú tại thôn Trung Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chợt phát hiện con út của mình tử vong từ khi nào.
Qua thu thập tài liệu chứng cứ, kết hợp với lời khai của Nguyễn Thị Hằng, cơ quan điều tra phát hiện sự việc có nhiều dấu hiệu bất thường liên quan đến cái chết của cháu bé nên đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Thị Hằng để điều tra làm rõ về hành vi "giết người".
Nhiều câu hỏi đặt ra, liệu bà mẹ giết con này có bị trầm cảm sau sinh hay không?
Theo BSCKII Nguyễn Minh Tuấn, Viện Sức khỏe tâm thần trường hợp này không phải do trầm cảm sau sinh.
Vị chuyên gia giải thích, trầm cảm sau sinh hay rối loạn tâm thần sau sinh chỉ xảy ra 6 tuần sau sinh. Bởi đây là thời gian liên quan đến hậu sản, các hormon nội tiết chưa về bình thường. Sau 6 tuần này, các yếu tố trên sẽ cân bằng trở lại, nếu các rối loạn xảy ra sẽ được gọi bằng các tên đúng bệnh lý.
Những biểu hiện thường gặp ở rối loạn tâm lý sau sinh là người mẹ sẽ thấy mệt mỏi, buồn chán, lo lắng theo một cách nhẹ nhàng. Trường hợp nặng hơn, người mẹ có thể bị trầm cảm với các triệu chứng như không ăn ngủ, buồn chán, mất hứng thú, nước mắt lưng tròng, ít nói hoặc không nói, tự ti, nhất là luôn thấy mình có tội lỗi, phẩm chất kém và muốn chết.
Nhưng khi người mẹ muốn chết lại có tâm lý: mình chết con sẽ khổ. Nên họ có hành vi giết con rồi tự sát.
Ngoài ra, còn có biểu hiện khác trong rối loạn tâm lý sau sinh là loạn thần (hoang tưởng, ảo giác). Trường hợp này hoang tưởng chi phối rằng con không phải của mình, phải giết con, cho rằng ai đó không tốt và tìm cách hại mình...
|
Nguyễn Thị Hằng đang bị điều tra làm rõ về hành vi "giết người". |
Tuy nhiên, BS Nguyễn Minh Tuấn cũng cho rằng, dù bà mẹ này không bị trầm cảm sau sinh nhưng khi mẹ giết chết con cũng là câu chuyện hoàn toàn bất thường. Bởi hổ dữ không ăn thịt con, người mẹ không thể giết con nếu không có các vấn đề tâm lý.
Cụ thể, trong trường hợp này, người mẹ có thể đã bị loạn thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc do các mâu thuẫn trong gia đình như mẫu thuẫn với gia đình chồng hay chồng dẫn đến tình trạng trên. Nhưng mọi vấn đề phải dựa vào thăm khám, giám định nhằm xác định có bệnh lý hay không.
Theo các tài liệu, nguyên nhân loạn thần như cơn hưng cảm cấp hay giận dữ, trầm cảm lo lắng hay lú lẫn, cơn hoang tưởng cấp, căng trương lực kích động, tâm thần phân liệt đang tiến triển...
Và, khi bản thân người mẹ cũng như người nhà thấy con em mình có các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, buồn rầu... cần đi thăm khám tâm lý, tâm thần. Đặc biệt khi người mẹ có những ý nghĩ bất thường như có người thân muốn hại mình hay con thì cần đi khám sớm.
Đồng thời, người nhà cần làm công tác tâm lý để người mẹ xua đi những lo lắng về vấn đề con cái, tránh các xung đột trong các mối quan hệ như con dâu với nhà chồng, vợ chồng sau khi có con... Khi sinh và sau sinh cần được quan tâm chia sẻ thay vì để người mẹ phải gánh một mình...
Mời quý độc giả theo dõi video Mẹ giết con 3 tuổi rồi tự tử bất thành