Nguyên nhân khiến trẻ liên tục quấy khóc
Quấy khóc ở trẻ em rất thường gặp, nhất là trẻ nhũ nhi (dưới 1 tuổi). Thường bé khóc vì một nguyên nhân nào đó gây đau đớn, khó chịu hoặc không thoải mái trong người... Các nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc hay gặp là đói, tã lót ướt hoặc dơ bẩn, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá, bé đòi bế hoặc bé khóc khi cảm thấy không được khỏe trong người do có những triệu chứng bất thường hay bệnh lý cụ thể cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Khi bé quấy khóc nhiều và kèm các triệu chứng sau đây, bố mẹ nên đưa bé đi khám ở bác sĩ nhi khoa:
Chướng bụng, đầy hơi
Tiêu máu
Bú ít hoặc bỏ bú
Quấy khóc liên tục trên 2 giờ
|
Nếu trẻ quấy khóc liên tục trên 2 giờ, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay. Ảnh minh họa: Internet. |
Ngoài những nguyên nhân trên thì nhóm trẻ này có hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ thiếu hụt men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Sự kém tiêu hóa lactose sẽ tạo khí dư trong ruột, dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, gây cho trẻ cảm giác khó chịu nên quấy khóc.
Video "5 câu hỏi của trẻ con nhưng người lớn không thể trả lời". Nguồn: Xem gì hôm nay.
Mặc dù quấy khóc là chuyện rất thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu trẻ quấy khóc nhiều cũng để lại một số vấn đề cho mẹ và cả cho bé, đặc biệt là khi mẹ bế đu đưa mạnh để dỗ bé nín có thể gây hội chứng rung lắc ở trẻ em (shaken baby symptom) ảnh hưởng nghiêm trọng hệ thần kinh của bé.
Cách xử lý khi trẻ quấy khóc
Cách xử trí khi trẻ quấy khóc đơn giản nhất là cố gắng giữ bình tĩnh. Thái độ bình tĩnh trước tiếng khóc của trẻ sẽ giúp bạn tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà bé muốn chuyển tải. Dỗ dành con bằng giọng nói nhẹ nhàng.
Khám phá sức mạnh của sự vuốt ve. Khi cảm thấy bất an, bé thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp bé bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn. Khi thấy an toàn, bé sẽ tự bình tĩnh trở lại. Hãy cố gắng bồng bế bé nhiều hơn, điều này có thể làm giảm bớt những cơn khóc của trẻ.
|
Giữ bình tĩnh khi trẻ quấy khóc giúp bạn tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà bé muốn chuyển tải. |
Sắp xếp các hoạt động trong ngày theo lịch trình của con. Ví dụ, nếu bé thường khóc vào một thời điểm nhất định buổi tối thì đừng bố trí làm việc gì vào lúc này. Cân nhắc để ăn tối trước thời điểm bé thường khóc.
Cho phép mình tách khỏi bé một lúc. Nhờ người thân hay bạn bè trông hộ bé ít phút để bạn có thể đi dạo quanh khu mình ở. Nếu không tìm được ai giúp và bạn cảm thấy mình sắp ‘nổ tung’, hãy đặt bé vào nơi an toàn, chẳng hạn như cũi của bé, và "trốn" sang phòng khác hay chạy ra ngoài sân trong ít phút.
Cố gắng ngủ một chút. Tranh thủ chợp mắt giây lát khi bé ngủ ngày, nhất là nếu bé hay quấy khóc ban đêm. Nếu có thể, hãy nhờ người thân trông bé một lúc để mẹ tranh thủ ngủ thêm.
Nếu thời tiết thuận lợi, hãy đưa bé ra ngoài thay đổi không khí
Có thể những người xung quanh sẽ cho rằng bạn đang nuông chiều con thái quá khi bạn tìm cách đáp ứng các yêu cầu của trẻ mỗi khi bé khóc. Hãy an tâm rằng bạn không thể làm hư một đứa trẻ sơ sinh. Khi bạn phản ứng nhanh chóng mỗi khi con khóc, bạn tạo cho con cảm giác an toàn, rằng bạn luôn bên con và bảo vệ bé. Khi bạn bế con lên để dỗ dành, hãy tự hào vì mình đã làm theo bản năng của người làm cha mẹ.