Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đang sử dụng ADN từ một con voi ma mút được bảo quản ở vùng băng tuyết Siberia hơn 42.000 năm trong một kế hoạch đặc biệt. Nếu kế hoạch 2 năm này thành công, những con voi ma mút sẽ có thể sống trong một công viên Kỷ băng hà rộng 20.000 hecta do các nhà khoa học Nga tạo ra ở vùng Siberia xa xôi.
Việc này cũng giúp tạo ra khí hậu Bắc cực bởi vì chúng sẽ kích thích sự phát triển của thực vật – nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu trên cho biết.
Tham vọng của họ sẽ bao gồm việc nuôi lớn con voi ma mút lai bên trong một bào thai nhân tạo chứ không phải nhờ một con voi cái làm mẹ.
Con vật mới ra đời sẽ là con lai giữa một con voi châu Á và một con voi ma mút.
|
Voi ma mút. |
Các nhà khoa học đang sử dụng một kỹ thuật gene có tên CRISPR-Cas9. Theo đó các chuỗi gene ADN sẽ được “cắt và dán” với độ chính xác chưa từng có từ trước tới nay. Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học có thể cắt ADN đã được bảo tồn của voi ma mút và dán vào các con voi châu Á để
tạo ra voi lai ma mút.
Giáo sư George Church nói với tờ Sun Online “chúng tôi đã hồi sinh hàng chục gene và đang thử nghiệm chúng trong các tế bào của voi. Chúng tôi đang tập trung vào việc hồi sinh gene voi ma mút và tạo ra những con lai rồi giúp chúng sinh sản khắp vùng khí hậu bắc cực hoang dã”.
Theo giáo sư Church, những con vật này thậm chí có thể khiến vùng đầm lầy băng giá được nhân rộng.
“Những con voi chịu được lạnh sẽ làm những đống tuyết trở nên bằng phẳng, hỗ trợ cây mọc trong mùa đông và giúp cho các loại cỏ phản xạ nhiệt trong mùa hè. Chúng cũng có thể giúp hấp thụ carbon bằng cách cách tăng cường khả năng quang hợp của thực vật” – giáo sư Church nói.
Người ta cho rằng vùng đồng cỏ sẽ phản chiếu nhiều ánh nắng mặt trời hơn so với rừng tồn tại ngày nay, cho phép cái lạnh mùa đông xâm nhập sâu hơn và làm mát đất bên dưới.
Qua nhiều năm, cây cối ở công viên Siberia đã được san phẳng do các phương tiện giống xe tăng. Tuy nhiên, để giữ những cái cây này lại, họ cần phải có những con vật lớn, bao gồm những con voi ma mút.