Cả 2 con giun đông lạnh đều được tìm thấy ở Yakutia, vùng đất lạnh nhất của nước Nga. Một con giun đông lạnh khoảng 32.000 năm trong một hang động gần công viên Pleistocene được tìm thấy năm 2002 trong khi con còn lại, khoảng 47.000 năm được tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu gần sông Alazeya vào năm 2015.
|
Sự hồi sinh của 2 sinh vật hàng chục nghìn tuổi được xem là bước đột phá trong công nghệ đóng băng. (Ảnh minh họa: Getty Images) |
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Nga phối hợp với Đại học Princeton, 2 sinh vật thuộc loại giun tròn này đã có thể di chuyển sau khi bị đóng băng kể từ kỷ Pleistocene.
"Chúng tôi đã thu thập được một số dữ liệu đầu tiên chứng minh khả năng tồn tại của các sinh vật đa bào trong các lớp băng ở Bắc Kinh", một nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết.
Hiện nay các nhà khoa học có khoảng 300 con giun từ thời tiền sử đã được rã đông trong phòng thí nghiệm tại Viện Sinh hóa và các vấn đề sinh học Khoa học đất ở Matxcơva để phục vụ cho nghiên cứu này.
2 con giun được hồi sinh đầu tiên cho thấy "dấu hiệu của sự sống" đã đặt những nền móng đầu tiên cho những nghiên cứu tiếp theo.
"Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy cơ chế thích ứng của các tuyến trùng từ kỷ Pleistocen sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ đóng băng và sinh vật học vũ trụ", một nhà khoa học khẳng định.