Theo đại diện Hệ thống phòng khám đa khoa y tế số hoá Med247, đơn vị này đã ra mắ
t ứng dụng tư vấn sức khoẻ qua video call trước dịp Tết Nguyên đán 2020 với mục đích ban đầu để thử nghiệm, thăm dò thị trường. Tuy nhiên, dịch vụ này đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tích cực cho người dùng, thị trường. “Nguyên nhân là do các phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh đóng cửa nghỉ Tết và sau đó là dịch bệnh khiến mọi người có sự lo lắng và ngại đến các cơ sở khám chữa bệnh”, đại diện Med247 nói.
|
Theo đại diện Med247, dịch tư vấn sức khoẻ qua video call đang có tỷ lệ tăng trưởng tốt, khoảng 20-30% mỗi tháng và mang lại những hiệu quả tích cực cho người dùng |
Cụ thể, đại diện Med247 khẳng định, việc hạn chế tụ tập tại khu vực đông người và tâm lý ngại tiếp xúc của đa số người dân đang tạo xu thế phát triển của các dịch vụ tư vấn trực tuyến. Trào lưu này đang xuất hiện không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới.
Như các nước Châu Âu cũng đưa ra khuyến cáo người bệnh ở tại nhà và theo dõi sức khỏe từ xa với những trường hợp còn đang nghi ngờ hoặc lâm sàng nhẹ. Hay tại Mỹ cũng thông tin tư vấn từ xa trên các phương tiện thông tin đại chúng như Trung tâm Y tế Rush đang tiến hành tư vấn.
Đại diện
Med247 cho rằng, việc tư vấn sức khoẻ từ xa có thể dễ dàng tiếp cận một lượng lớn tỷ lệ người bệnh mới có các triệu chứng lâm sàng thông qua những hình thức trực tuyến như nghe, hỏi, quan sát bệnh nhân là có thể đánh giá được cơ bản bước đầu, chẩn đoán và đưa đến những tư vấn sơ bộ cho người bệnh, khuyến cáo về thời điểm bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế. Từ đó giúp hạn chế được việc tiếp xúc đông người, giảm tải cho các trung tâm y tế, tăng được hiệu quả phòng dịch hay xa hơn nữa là tăng cường tương tác giữa vùng sâu, vùng xa với bác sĩ tuyến trung ương.
|
Việc hạn chế tại các khu vực đông người và tâm lý ngại tiếp xúc của phần đông người dân đang tạo xu thế phát triển của các dịch vụ tư vấn sức khoẻ trực tuyến từ xa. |
Mặc dù vậy, quá trình khám, tư vấn sức khoẻ trực tuyến cũng gặp những khó khăn nhất định, đó là có những diễn biến bất thường phải khám trực tiếp mới có thể phát hiện ra như những bệnh nhân cao huyết áp hay bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền. “Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ, cần có kiến thức rộng, sâu, tinh tế để nắm rõ các biểu hiện của người bệnh”, đại diện Med247 nói.
Ngoài ra, chất lượng âm thanh, đường truyền và hình ảnh khi trực tuyến qua video cal cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các bác sĩ khi tư vấn. Vì thế, Med247 đã có những giải pháp như phân nhiều tầng để theo dõi sức khoẻ cho người bệnh khi đã tư vấn xong; tư vấn cẩn thận cho trường hợp có bệnh lý nền. “Chiến lược lâu dài của chúng tôi là xây dựng hệ thống chuỗi các phòng khám để tiện cho việc sẵn sàng tiếp cận người bệnh, xây dựng ứng dụng “thực tế ảo” giúp các bác sĩ có thể đánh giá trực quan một cách dễ dàng hơn”, đại diện Med247 chia sẻ.
Med247 là hệ thống phòng khám đa khoa y tế số hoá, cung cấp cho người dùng trải nghiệm chăm sóc sức khoẻ toàn diện (từ offline cho đến online), từ hệ thống phòng khám hiện đại tới dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khoẻ từ xa qua Video Call & Chat tại ứng dụng Med247. Sau 10 tháng hoạt động, Med247 đã có hơn 12.000 người cài đặt ứng dụng. Trong năm 2020, Med247 sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới với 4 phòng khám tại các địa bàn lớn của Hà Nội, và đẩy mạnh dịch vụ tư vấn khám từ xa tại các tỉnh thành trên cả nước. Phòng khám flagship đầu tiên đang đặt tại Chung cư cao cấp Sun Ancora Lương Yên.
Một số nhà dự đoán, nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm “nền kinh tế tại nhà”. Có thể đây không phải là một khái niệm thực sự mới. Nhưng dịch Covid-19 lại tạo cho “nền kinh tế tại nhà” một bệ phóng mới để thực sự đi vào đời sống, ngay cả khi dịch bệnh qua đi. Nhiều hoạt động kinh tế trước đây vẫn bị giới hạn bởi thói quen của người dùng nhưng hoàn cảnh của dịch Covid-19 đã và sẽ phá bỏ những thói quen đó.
Như đối với lĩnh vực y tế, dịch Covid-19 đã và đang cho thấy rất nhiều những ưu điểm của hình thức khám bệnh từ xa, giúp sáng lọc, giảm thiểu sức ép cho các bệnh viện và cũng làm giảm khả năng lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.