Wefit phá sản, khách hàng khó đòi lại số tiền đã nộp?

Google News

(Kiến Thức) - Khoản tiền mà người sử dụng đã nộp vào ứng dụng Wefit được xem như một khoản nợ không có bảo đảm. Số tiền đó hiện nay gần như... mất tăm.

Vừa qua, công ty cổ phần công nghệ Onaclover – WeWow chủ quản của nền tảng Wefit đã tuyên bố phá sản từ 8h ngày 11/5 trong một thông báo gửi tới các khách hàng.

Trên trang wewow.vn, công ty thông báo WeWow đã nộp đơn xin phá sản từ 29/4. Các chủ nợ, cổ đông, tổ chức và cá nhân liên quan có thể liên hệ với Tòa án Nhân dân TP Hà Nội để giải quyết vấn đề liên quan quyền lợi của họ.

Về các gói dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng đã đăng kí trước đó, phía Wewow cũng đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 để có được một phương án giúp khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ dù cho WeWow không hoạt động.

Wefit pha san, khach hang kho doi lai so tien da nop?
 Startup Wefit chính thức tuyên bố phá sản

Trước khi phá sản, WeWow là công ty chủ quản của startup WeFit, đồng thời cung cấp các dịch vụ như WeFit/WeFit Point/WeFit Pago/WeJoy. Theo thông báo, tình hình dịch bệnh đã khiến công ty không thể tiếp tục duy trì tình hình tài chính ổn định.

"Chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo rằng sau những khủng hoảng gặp phải từ đầu năm 2020 mặc dù đã rất nỗ lực để cải tổ, chúng tôi lại gặp phải những khó khăn về tình hình kinh doanh và tài chính không lường trước được do tình hình dịch bệnh COVID-19, vốn hoạt động của chúng tôi đã cạn kiệt hoàn toàn", công ty viết trong thông báo

Sau thông tin tuyên bố phá sản của Wewow, một vấn đề được người dùng quan tâm đó là quyền lợi của các khách hàng khi đã nộp tiền để sử dụng sẽ được giải quyết như thế nào.

Nói về vấn đề trên, Luật sư Phan Kế Hiền (Giám đốc Công ty luật Bảo Tín - Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết.

Theo đại diện của Công ty cổ phần công nghệ Onaclover – WeWow thì Công ty đã chính thức nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần công nghệ Onaclover tại Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội theo các quy định của pháp luật. Trong Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp này thì theo quy định của Luật phá sản (Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản 2014), thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được thanh toán theo thứ tự sau:

Thứ nhất: Chi phí phá sản

Thứ hai: Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

Thứ ba: Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Thứ tư: Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Trong đó khoản tiền mà người sử dụng đã nộp vào ứng dụng được xem như một khoản nợ không có bảo đảm.

Wefit pha san, khach hang kho doi lai so tien da nop?-Hinh-2
 Luật sư Phan Kế Hiền (Giám đốc Công ty luật Bảo Tín - Đoàn luật sư TP Hà Nội 

Như vậy việc người sử dụng ứng dụng đã nộp tiền có được nhận lại khoản tiền đã nộp hay không phụ thuộc vào tổng tài sản còn lại của WeWow, có đủ để thanh toán các khoản được liệt kê nêu trên hay không?

Trong trường hợp tài sản của WeWow không đủ thanh toán toàn bộ các khoản nêu trên, thì thứ tự thanh toán sẽ được áp dụng từ thấp đến cao.

Hải Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)