Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa bàn giao cá thể chà vá chân nâu 14kg cho Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Trước đó, cá thể chà vá chân nâu này được Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc vào ngày 12/4/2022. Nguồn: Báo Hà Tĩnh.Do tại Hà Tĩnh không có vùng phân bổ của loài, nên cá thể chà vá chân nâu được bàn giao cho Vườn Quốc gia Cúc Phương. Cá thể chà vá chân nâu sẽ được chăm sóc cho đến khi đủ điều kiện thì thả về môi trường tự nhiên. Nguồn: Báo Hà Tĩnh.Chà vá chân nâu có tên khoa học là Pygathrix nemaeus. Đây là loài thuộc nhóm IB được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã (Cites) đã nghiêm cấm săn bắt, buôn bán voọc chà vá chân nâu dưới mọi hình thức (Nghị định 32 ND-CP/2006 của Chính phủ). Tuy nhiên, số lượng quần thể của vọoc chà vá chân nâu ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do săn bắt và môi trường sống.Ở nước ta, voọc chà vá chân nâu sinh sống trong các khu rừng nguyên sinh từ Nghệ An đến Kon Tum. Lượng cá thể của loài này chiếm hơn 80% số lượng voọc trên thế giới.Voọc chà vá chân nâu được ví là "nữ hoàng" của các loài linh trưởng với vẻ ngoài đẹp, độc đáo.Từ đầu gối đến mắt cá chân của voọc chà vá chân nâu giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, mặt có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn.Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng là một trong những nơi sinh sống của loài linh trưởng quý hiểm trên thế giới này. Ảnh: Nhân Dân.Đặc biệt, vào mỗi dịp tháng 4, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn những gia đình voọc chà vá chân nâu quý hiếm bên sắc màu vàng rực của hoa lim xẹt – loài hoa đặc trưng của Sơn Trà. Ảnh: Nhân Dân.Để có được những tấm hình đẹp thế này, các nhiếp ảnh gia phải rất kỳ công, tốn thời gian cộng với may mắn. Ảnh: Nhân Dân.Theo TS Vũ Ngọc Thành, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về voọc chà vá ở Sơn Trà, nơi duy nhất trên thế giới chúng ta có thể bắt gặp loài linh trưởng này ngoài tự nhiên dễ dàng như thế. Ảnh: Nhân Dân.Do đó, cần phải bảo vệ đàn voọc quý hiếm, không phải chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhân loại. Ảnh: Nhân Dân. Mời quý độc giả xem video: "Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim". Nguồn: THDT.
Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa bàn giao cá thể chà vá chân nâu 14kg cho Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Trước đó, cá thể chà vá chân nâu này được Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc vào ngày 12/4/2022. Nguồn: Báo Hà Tĩnh.
Do tại Hà Tĩnh không có vùng phân bổ của loài, nên cá thể chà vá chân nâu được bàn giao cho Vườn Quốc gia Cúc Phương. Cá thể chà vá chân nâu sẽ được chăm sóc cho đến khi đủ điều kiện thì thả về môi trường tự nhiên. Nguồn: Báo Hà Tĩnh.
Chà vá chân nâu có tên khoa học là Pygathrix nemaeus. Đây là loài thuộc nhóm IB được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã (Cites) đã nghiêm cấm săn bắt, buôn bán voọc chà vá chân nâu dưới mọi hình thức (Nghị định 32 ND-CP/2006 của Chính phủ). Tuy nhiên, số lượng quần thể của vọoc chà vá chân nâu ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do săn bắt và môi trường sống.
Ở nước ta, voọc chà vá chân nâu sinh sống trong các khu rừng nguyên sinh từ Nghệ An đến Kon Tum. Lượng cá thể của loài này chiếm hơn 80% số lượng voọc trên thế giới.
Voọc chà vá chân nâu được ví là "nữ hoàng" của các loài linh trưởng với vẻ ngoài đẹp, độc đáo.Từ đầu gối đến mắt cá chân của voọc chà vá chân nâu giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, mặt có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn.
Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng là một trong những nơi sinh sống của loài linh trưởng quý hiểm trên thế giới này. Ảnh: Nhân Dân.
Đặc biệt, vào mỗi dịp tháng 4, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn những gia đình voọc chà vá chân nâu quý hiếm bên sắc màu vàng rực của hoa lim xẹt – loài hoa đặc trưng của Sơn Trà. Ảnh: Nhân Dân.
Để có được những tấm hình đẹp thế này, các nhiếp ảnh gia phải rất kỳ công, tốn thời gian cộng với may mắn. Ảnh: Nhân Dân.
Theo TS Vũ Ngọc Thành, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về voọc chà vá ở Sơn Trà, nơi duy nhất trên thế giới chúng ta có thể bắt gặp loài linh trưởng này ngoài tự nhiên dễ dàng như thế. Ảnh: Nhân Dân.
Do đó, cần phải bảo vệ đàn voọc quý hiếm, không phải chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhân loại. Ảnh: Nhân Dân.