Theo SciTech Daily, trong 25 năm hành trình tìm kiếm ngoại hành tinh vừa qua, các nhà khoa học đã có hàng nghìn khám phá đủ loại, nhưng hơn 99% là hành tinh quay quanh những ngôi sao từ nhỏ đến trung bình.
Những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời - nhóm sao khổng lồ loại A màu xanh lam như Sirus hay Vega - được kỳ vọng sở hữu những hành tinh khí khổng lồ, lại hiện ra với vùng lân cận trống trải.
Nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Berkeley - Mỹ đã đi tìm câu trả lời, và nó thực sự gây giật mình. Họ đã tìm được một hành tinh thuộc về nhóm 1% ít ỏi quay quanh một ngôi sao khổng lồ nóng bỏng. Hành tinh mang tên HD 56414 b, kích thước cỡ Sao Hải Vương.
HD 56414 b và sao mẹ "quái vật" - Ảnh: UC BERKELEY
Hành tinh này quay khá xa ngôi sao mẹ, và dường như chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn - điều tiết lộ hành vi kỳ lạ của sao mẹ: "Ăn thịt" chính các hành tinh khí mình sinh ra.
Thật ra, các hành tinh đó không hề biến mất hẳn, mà chúng chỉ còn trơ một lõi đá bé nhỏ, thứ không còn có thể phát hiện qua các phương tiện quan sát thiên văn. Các ngôi sao loại A có bức xạ cực mạnh, do đó đã "lột vỏ" bầu khí quyển của bất kỳ hành tinh nào ở gần nó.
Với hành tinh khí, bầu khí quyển là phần chủ yếu cấu thành nên khối cầu, phần lõi đá thường rất nhỏ. Do đó một hành tinh khí bị "lột vỏ" trở nên quá bé nhỏ và tối tăm.
Khác với các hành tinh quay quanh các ngôi sao loại F, G, K và M, thường nhận được lượng lớn cả tia X lẫn tia cực tím, các hành tinh quay quanh sao loại A lại chịu nhiều bức xạ gần cực tím hơn bức xạ tia X và tia cực tím, và cũng bị tàn phá nặng nề hơn. Mặt Trời của chúng ta là một sao loại G, và đó là may mắn cho Trái Đất.
Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Jounal Letters