Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), một hiện tượng thiên văn kỳ diễn ra đầu tháng 8 là siêu trăng. Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí đối diện Mặt trời khi nhìn từ Trái đất và phần hướng về phía Trái đất của Mặt trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Hiện tượng thiên văn này diễn ra vào đêm rằm tháng 7 âm lịch (tức 12/8 dương lịch).Vào tối hôm đó, Mặt trăng sẽ gần đạt vị trí gần Trái đất nhất và có thể trông sáng hơn, to hơn bình thường.Đây là siêu trăng thứ ba và cũng là siêu trăng cuối cùng trong năm 2022. Do đây là thời điểm dễ bắt cá tầm ở Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) và những hồ lớn khác nên các bộ lạc bản địa châu Mỹ thời xưa còn gọi lần trăng tròn này là Trăng Cá Tầm (Full Sturgeon Moon). Ngoài ra, hiện tượng thiên văn này còn có một số tên gọi khác như: Trăng Ngô xanh (Green Corn Moon) và Trăng Hạt (Grain Moon).Trong tháng 8, những người yêu thiên văn có cơ hội ngắm mưa sao băng Perseids. Đây là một trong trận mưa sao băng đẹp nhất năm 2022. Mưa sao băng Perseids có tần suất lên tới 60 vệt sao băng/giờ ở thời điểm cực đại.Theo các chuyên gia, mưa sao băng Perseids bắt nguồn từ sao chổi Swift-Tuttle. Nó được phát hiện năm 1862 và nổi tiếng vì số lượng lớn vệt sao băng sáng.Hàng năm, trận mưa sao băng Perseids sẽ diễn ra trong khoảng ngày 17/7 - 24/8. Trong năm 2022, thời điểm trận mưa này đạt ngưỡng cực đại là đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/8. Địa điểm tốt nhất để ngắm mưa sao băng Perseids là quan sát từ một địa điểm tối sau nửa đêm.Một hiện tượng thiên văn thú vị tiếp theo xảy ra trong tháng 8 là sao Thổ ở vị trí xung đối vào ngày 14/8. Khi ấy, sao Thổ sẽ ở vị trí gần nhất với Trái đất và toàn bộ bề mặt sẽ được Mặt trời chiếu sáng.Đây là thời điểm Sao Thổ sáng nhất trong năm và sẽ hiện diện trên bầu trời suốt cả đêm. Đây cũng là cơ hội lý tưởng để những người yêu thiên văn chụp và quan sát sao Thổ cùng với những Mặt trăng của nó.Vào đêm 27/8, hiện tượng Trăng mới kỳ thú sẽ diễn ra. Lúc này, Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Trái đất và Mặt trời nên chúng ta sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được Mặt trăng trên bầu trời đêm. Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.Ngày 27/8, sao Thủy sẽ đạt ly giác cực đại phía Đông, cách Mặt trời lên tới 27,3 độ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để quan sát sao Thủy bởi vì nó sẽ nằm tại vị trí cao nhất so với đường chân trời vào buổi chiều tối. Những người yêu thiên văn hãy quan sát sao Thủy trên bầu trời phía Tây sau lúc hoàng hôn.Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), một hiện tượng thiên văn kỳ diễn ra đầu tháng 8 là siêu trăng. Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí đối diện Mặt trời khi nhìn từ Trái đất và phần hướng về phía Trái đất của Mặt trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Hiện tượng thiên văn này diễn ra vào đêm rằm tháng 7 âm lịch (tức 12/8 dương lịch).
Vào tối hôm đó, Mặt trăng sẽ gần đạt vị trí gần Trái đất nhất và có thể trông sáng hơn, to hơn bình thường.
Đây là siêu trăng thứ ba và cũng là siêu trăng cuối cùng trong năm 2022. Do đây là thời điểm dễ bắt cá tầm ở Ngũ Đại Hồ (Great Lakes) và những hồ lớn khác nên các bộ lạc bản địa châu Mỹ thời xưa còn gọi lần trăng tròn này là Trăng Cá Tầm (Full Sturgeon Moon). Ngoài ra, hiện tượng thiên văn này còn có một số tên gọi khác như: Trăng Ngô xanh (Green Corn Moon) và Trăng Hạt (Grain Moon).
Trong tháng 8, những người yêu thiên văn có cơ hội ngắm mưa sao băng Perseids. Đây là một trong trận mưa sao băng đẹp nhất năm 2022. Mưa sao băng Perseids có tần suất lên tới 60 vệt sao băng/giờ ở thời điểm cực đại.
Theo các chuyên gia, mưa sao băng Perseids bắt nguồn từ sao chổi Swift-Tuttle. Nó được phát hiện năm 1862 và nổi tiếng vì số lượng lớn vệt sao băng sáng.
Hàng năm, trận mưa sao băng Perseids sẽ diễn ra trong khoảng ngày 17/7 - 24/8. Trong năm 2022, thời điểm trận mưa này đạt ngưỡng cực đại là đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13/8. Địa điểm tốt nhất để ngắm mưa sao băng Perseids là quan sát từ một địa điểm tối sau nửa đêm.
Một hiện tượng thiên văn thú vị tiếp theo xảy ra trong tháng 8 là sao Thổ ở vị trí xung đối vào ngày 14/8. Khi ấy, sao Thổ sẽ ở vị trí gần nhất với Trái đất và toàn bộ bề mặt sẽ được Mặt trời chiếu sáng.
Đây là thời điểm Sao Thổ sáng nhất trong năm và sẽ hiện diện trên bầu trời suốt cả đêm. Đây cũng là cơ hội lý tưởng để những người yêu thiên văn chụp và quan sát sao Thổ cùng với những Mặt trăng của nó.
Vào đêm 27/8, hiện tượng Trăng mới kỳ thú sẽ diễn ra. Lúc này, Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Trái đất và Mặt trời nên chúng ta sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được Mặt trăng trên bầu trời đêm. Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.
Ngày 27/8, sao Thủy sẽ đạt ly giác cực đại phía Đông, cách Mặt trời lên tới 27,3 độ. Đây là thời điểm thích hợp nhất để quan sát sao Thủy bởi vì nó sẽ nằm tại vị trí cao nhất so với đường chân trời vào buổi chiều tối. Những người yêu thiên văn hãy quan sát sao Thủy trên bầu trời phía Tây sau lúc hoàng hôn.
Mời độc giả xem video: Trăng máu - hiện tượng thiên văn thế kỷ. Nguồn: Tin Tức VTV24.