Kakapo hay vẹt cú (Strigops habroptilus) là tên gọi của một loài vẹt sở hữu nhiều đặc điểm kỳ lạ, chỉ có ở đất nước New Zealand. Tên gọi vẹt Kakapo của chúng xuất phát từ ngôn ngữ của người Maori bản địa, nghĩa là “vẹt đêm”.Trong thế giới các loài vẹt, vẹt Kakapo sở hữu nhiều “cái nhất”: Đây là loài vẹt không biết bay duy nhất được ghi nhận, và là loài vẹt nặng cân nhất.Vẹt Kakapo trưởng thành có thể nặng từ 2-4kg, gấp đôi so với loài vẹt lớn thứ hai trên thế giới là vẹt đuôi dài cánh xanh (Ara chloropterus), và tương đương một con gà công nghiệp.Chúng có bộ lông màu vàng xanh có đốm mịn, có đĩa mặt và mắt hướng về phía trước như một con cú mèo, mỏ lớn màu xám, chân ngắn, bàn chân lớn màu xanh lam, cánh và đuôi tương đối ngắn.Loài vẹt này còn những điểm khác biệt khác so với các họ hàng là chuyên sống về đêm, chỉ ăn thực vật, có sự lưỡng hình về giới tính (con trống lớn hơn con mái), có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp và con trống không tham gia chăm sóc con non.Vẹt Kakapo cũng có thể là một trong những loài chim sống lâu nhất thế giới, với một số trường hợp tuổi thọ được báo cáo lên đến 100 năm.Theo các nhà khoa học, việc không chịu sự đe dọa của động vật săn mồi trên mặt đất trong hàng triệu năm khiến loài vẹt Kakapo tiến hóa theo một cách thức đặc biệt so với các họ hàng, mà đáng chú ý nhất là việc mất khả năng bay.Do không cần bay nữa, cơ thể chúng cũng trở nên mập thù thù, các cơ dành cho hoạt động bay thoái hóa, trong khi chân phát triển mạnh. Dù không thể bay, chúng leo trèo cây bằng chân rất giỏi.Trong họ Vẹt, vẹt Kakapo có một khoảng cách khá lớn về di truyền với các loài vẹt còn lại. Các họ hàng gần nhất của chúng là vẹt kaka New Zealand và vẹt Kea, hai loài thuộc chi Nestor.Tập tính sinh sản của vẹt Kakapo cũng khá độc đáo. Chúng chỉ kết đôi khoảng 5 năm một lần, khi quả rimu chín. Trong thời kỳ này, con trống kêu “oang oang” từ 6–8 giờ mỗi đêm trong hơn bốn tháng.Vẹt mái có thể đi nhiều km để tìm chim trống. Sau khi giao phối, chúng trở về lãnh thổ của mình để đẻ trứng và nuôi chim con. Con trống tiếp đi cưa cấm các con mái khác cho đến khi mùa sinh sản kết thúc.Vẹt Kakapo mái sẽ đẻ 1-4 trứng, vài ngày một quả. Trứng nở sau khoảng 30 ngày, vẹt non rời tổ khi được khoảng 10 đến 12 tuần tuổi và có thể tự kiếm ăn sau 6 tháng. Khi được 5 tuổi, chúng sẽ trưởng thành về mặt sinh sản.Vẹt Kakapo có vị trí quan trọng trong văn hóa dân gian của người Maori. Chúng xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và bị săn lùng để lấy thịt làm thực phẩm và lông vũ làm trang phục. Đôi khi người Maori cũng nuôi chúng làm vật cưng.Do quá trình thuộc địa hóa New Zealand, và đặc biệt là việc người châu Âu mang tới những động vật ăn thịt như mèo, chuột, chồn sương và chồn ecmin, đã có lúc vẹt Kakapo gần như bị xóa sổ.Những nỗ lực phục vẹt Kakapo đã được đẩy mạnh từ thập niên 1980. Tính đến tháng 4/2012, những con Kakapo sống sót đã được bảo tồn trên ba hải đảo không có loài săn mồi, gồm đảo Codfish, Anchor và Little Barrier, dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia.Tính đến tháng 6/2016, có 154 cá thể vẹt Kakapo còn sống được ghi nhận, hầu hết trong số đó đã được đặt tên riêng. Trong sách đỏ IUCN, những con vẹt to đùng này được xếp vào diện Cực kỳ nguy cấp.Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.
Kakapo hay vẹt cú (Strigops habroptilus) là tên gọi của một loài vẹt sở hữu nhiều đặc điểm kỳ lạ, chỉ có ở đất nước New Zealand. Tên gọi vẹt Kakapo của chúng xuất phát từ ngôn ngữ của người Maori bản địa, nghĩa là “vẹt đêm”.
Trong thế giới các loài vẹt, vẹt Kakapo sở hữu nhiều “cái nhất”: Đây là loài vẹt không biết bay duy nhất được ghi nhận, và là loài vẹt nặng cân nhất.
Vẹt Kakapo trưởng thành có thể nặng từ 2-4kg, gấp đôi so với loài vẹt lớn thứ hai trên thế giới là vẹt đuôi dài cánh xanh (Ara chloropterus), và tương đương một con gà công nghiệp.
Chúng có bộ lông màu vàng xanh có đốm mịn, có đĩa mặt và mắt hướng về phía trước như một con cú mèo, mỏ lớn màu xám, chân ngắn, bàn chân lớn màu xanh lam, cánh và đuôi tương đối ngắn.
Loài vẹt này còn những điểm khác biệt khác so với các họ hàng là chuyên sống về đêm, chỉ ăn thực vật, có sự lưỡng hình về giới tính (con trống lớn hơn con mái), có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thấp và con trống không tham gia chăm sóc con non.
Vẹt Kakapo cũng có thể là một trong những loài chim sống lâu nhất thế giới, với một số trường hợp tuổi thọ được báo cáo lên đến 100 năm.
Theo các nhà khoa học, việc không chịu sự đe dọa của động vật săn mồi trên mặt đất trong hàng triệu năm khiến loài vẹt Kakapo tiến hóa theo một cách thức đặc biệt so với các họ hàng, mà đáng chú ý nhất là việc mất khả năng bay.
Do không cần bay nữa, cơ thể chúng cũng trở nên mập thù thù, các cơ dành cho hoạt động bay thoái hóa, trong khi chân phát triển mạnh. Dù không thể bay, chúng leo trèo cây bằng chân rất giỏi.
Trong họ Vẹt, vẹt Kakapo có một khoảng cách khá lớn về di truyền với các loài vẹt còn lại. Các họ hàng gần nhất của chúng là vẹt kaka New Zealand và vẹt Kea, hai loài thuộc chi Nestor.
Tập tính sinh sản của vẹt Kakapo cũng khá độc đáo. Chúng chỉ kết đôi khoảng 5 năm một lần, khi quả rimu chín. Trong thời kỳ này, con trống kêu “oang oang” từ 6–8 giờ mỗi đêm trong hơn bốn tháng.
Vẹt mái có thể đi nhiều km để tìm chim trống. Sau khi giao phối, chúng trở về lãnh thổ của mình để đẻ trứng và nuôi chim con. Con trống tiếp đi cưa cấm các con mái khác cho đến khi mùa sinh sản kết thúc.
Vẹt Kakapo mái sẽ đẻ 1-4 trứng, vài ngày một quả. Trứng nở sau khoảng 30 ngày, vẹt non rời tổ khi được khoảng 10 đến 12 tuần tuổi và có thể tự kiếm ăn sau 6 tháng. Khi được 5 tuổi, chúng sẽ trưởng thành về mặt sinh sản.
Vẹt Kakapo có vị trí quan trọng trong văn hóa dân gian của người Maori. Chúng xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và bị săn lùng để lấy thịt làm thực phẩm và lông vũ làm trang phục. Đôi khi người Maori cũng nuôi chúng làm vật cưng.
Do quá trình thuộc địa hóa New Zealand, và đặc biệt là việc người châu Âu mang tới những động vật ăn thịt như mèo, chuột, chồn sương và chồn ecmin, đã có lúc vẹt Kakapo gần như bị xóa sổ.
Những nỗ lực phục vẹt Kakapo đã được đẩy mạnh từ thập niên 1980. Tính đến tháng 4/2012, những con Kakapo sống sót đã được bảo tồn trên ba hải đảo không có loài săn mồi, gồm đảo Codfish, Anchor và Little Barrier, dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia.
Tính đến tháng 6/2016, có 154 cá thể vẹt Kakapo còn sống được ghi nhận, hầu hết trong số đó đã được đặt tên riêng. Trong sách đỏ IUCN, những con vẹt to đùng này được xếp vào diện Cực kỳ nguy cấp.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.